Cổng thông tin:Quân sự

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cổng thông tin:Chiến tranh)

edit 

Chào mừng

Cổng thông tin Quân Sự


Hiện nội dung chọn lọc mới...
edit 

Bài viết chọn lọc

Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky trong bộ quân phục Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 2 (командарм 2-го ранга) - một tác giả quan trọng của học thuyết.

Tác chiến chiều sâu là một học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô được phát triển trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới bởi các nhà chiến lược và lý luận quân sự xuất sắc của Hồng quân mà nổi bật là Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhachevsky (hình), A.A. Svechin, N.E. Varfolomeev, V.K. Triandafillov, G.S. Isserson. Học thuyết đã giới thiệu thêm khái niệm nghệ thuật chiến dịch ở giữa hai cấp độ chiến lượcchiến thuật, được các nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới sử dụng làm cơ sở phát triển lý luận cho nghệ thuật chiến dịch hiện đại.

Điểm xuất phát tư tưởng của học thuyết là quan niệm bản chất của chiến tranh đã thay đổi và mang tính chất tổng lực. Tư tưởng này dẫn tới sự xác nhận rằng chiến thắng không thể đạt được bằng một trận đánh quyết định, mà bằng các chiến dịch tuần tự nối tiếp nhau liền lạc hợp lý - mỗi chiến dịch một mục tiêu cụ thể được nối kết trong một mục tiêu thống nhất. Ở cấp độ chiến thuật, học thuyết đưa ra cách thức tấn công đồng thời suốt chiều sâu phòng tuyến đối phương bằng lực lượng xung kích chia làm 2 thê đội được hỗ trợ bằng pháo binh, không quân và lực lượng nhảy dù. Để phục vụ cho tư tưởng chiến tranh này, học thuyết nhấn mạnh vào việc cơ giới hóa lực lượng xung kích ở quy mô lớn. [ Đọc tiếp ]


edit 

Bạn có biết

HMS Invincible
HMS Invincible


edit 

Hình ảnh nhân vật chọn lọc


Hoàng đế Napoléon Bonaparte của Pháp trong chiến dịch Bắc Ý


edit 

Hình ảnh chọn lọc


Bức tranh George Washington vượt sông Delaware. George Washington là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ.


edit 

Nhân vật chọn lọc

Nguyễn Huệ hay Quang Trung Hoàng đế, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh chống nội chiến và ngoại xâm chưa một lần thất bại. Thành tựu của ông để lại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Việt Nam, giúp cho triều đại sau này (cụ thể là Nguyễn Ánh) dễ dàng thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm nội chiến.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng đã lật đổ nhà Hậu Lê cùng với hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Thêm vào đó, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía Nam của nước Xiêm, và ở phía Bắc của Đại Thanh – khi đó là thời kỳ hùng mạnh nhất dưới triều Thanh Cao Tông (Càn Long). Do có nhiều công lao với đất nước, Quang Trung Hoàng đế được xem là anh hùng dân tộc áo vải của nhân dân Việt Nam. [ Đọc tiếp ]


edit 

Những trận đánh

Lá cờ Mỹ đầu tiên cắm trên đỉnh Suribachi do tiểu đoàn 2 trung đoàn 28 ngày 23 tháng 2 năm 1945
Lá cờ Mỹ đầu tiên cắm trên đỉnh Suribachi do tiểu đoàn 2 trung đoàn 28 ngày 23 tháng 2 năm 1945

Trận Iwo Jima (19 tháng 226 tháng 3 năm 1945) là trận đánh thuộc mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa MỹĐế quốc Nhật Bản tại đảo Iwo Jima. Đây là một trong những trận đánh ác liệt nhất của chiến trường Thái Bình Dương và kết quả sau một tháng giao tranh, quân Mỹ đã chiếm được Iwo Jima với thương vong khủng khiếp của cả hai bên tham chiến. Cũng từ đây, người Mỹ đã biến hòn đảo thành một căn cứ không quân để tấn công các trung tâm công nghiệp trọng điểm trên lãnh thổ Nhật Bản bằng các máy bay ném bom hạng trungkhu trục cơ yểm trợ.

Iwo Jima cũng là trận đánh đầu tiên của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản. Do đó, quân Mỹ đã phải đối đầu với một hệ thống phòng ngự dày đặc cùng với các công sự kiên cố, trận địa pháo được ngụy trang, địa đạo dưới mặt đất và sức chống trả ngoan cường của người Nhật dựa vào các hang động tự nhiên và địa hình núi đá hiểm trở. Núi Suribachi, điểm cao nhất trên hòn đảo và cũng là một vị trí phòng thủ quan trọng, bị lính thủy đánh bộ đánh chiếm vào ngày 23 tháng 2 và bức ảnh 6 lính thủy đánh bộ cắm cờ trên đỉnh Suribachi với tên gọi “Raising the Flag on Iwo Jima” đã trở thành biểu tượng cho trận đánh. Tuy nhiên, phải đến ngày 16 tháng 3, hòn đảo mới chính thức được phía Mỹ tuyên bố an toàn.

Trận Iwo Jima cũng đã làm nên tên tuổi của vị tướng người Nhật có nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo là đại tướng Kuribayashi Tadamichi. Bối cảnh trận đánh đã được dựng thành nhiều bộ phim nổi tiếng, trong đó gần đây là hai bộ phim Flags of Our Fathers (Ngọn cờ cha ông) và Letters from Iwo Jima (Những bức thư từ Iwo Jima) của đạo diễn Clint Eastwood. [ Đọc tiếp ]


edit 

Chủ đề và các thể loại chính

edit 

Các dự án Wikimedia

edit 

Những điều bạn có thể làm

Chủ đề Quân sự đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).


edit 

Chủ đề liên quan