Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cổng thông tin:World War II)
Trang Chính   Bản đồ

Cổng thông tin Chiến tranh thế giới thứ hai

Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Tổng quan các mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1937 hoặc 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng MinhTrục (phát-xít). Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực. Nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.

Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan. [ Đọc tiếp ]

Bài viết chọn lọc

Sơ đồ tác chiến chiều sâu 2 thê đội của Triandafillov.
Tác chiến chiều sâu là một học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô được phát triển trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới bởi các nhà chiến lược và lý luận quân sự xuất sắc của Hồng quân mà nổi bật là Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhachevsky, A.A. Svechin, N.E. Varfolomeev, V.K. Triandafillov, G.S. Isserson. Học thuyết đã giới thiệu thêm khái niệm nghệ thuật chiến dịch ở giữa hai cấp độ chiến lượcchiến thuật, được các nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới sử dụng làm cơ sở phát triển lý luận cho nghệ thuật chiến dịch hiện đại.

Điểm xuất phát tư tưởng của học thuyết là quan niệm bản chất của chiến tranh đã thay đổi và mang tính chất tổng lực. Tư tưởng này dẫn tới sự xác nhận rằng chiến thắng không thể đạt được bằng một trận đánh quyết định, mà bằng các chiến dịch tuần tự nối tiếp nhau liền lạc hợp lý - mỗi chiến dịch một mục tiêu cụ thể được nối kết trong một mục tiêu thống nhất. Ở cấp độ chiến thuật, học thuyết đưa ra cách thức tấn công đồng thời suốt chiều sâu phòng tuyến đối phương bằng lực lượng xung kích chia làm 2 thê đội được hỗ trợ bằng pháo binh, không quân và lực lượng nhảy dù. Để phục vụ cho tư tưởng chiến tranh này, học thuyết nhấn mạnh vào việc cơ giới hóa lực lượng xung kích ở quy mô lớn.

Trên phương diện lịch sử, học thuyết được đánh giá là một hệ thống lý luận khoa học hiện đại nhất so với đương thời, đã được triển khai hoàn chỉnh thành Điều lệ tác chiến 1936 của Hồng quân. Tuy nhiên, do cuộc đại thanh trừng của Stalin vào những năm 1935-1941, khi các tác giả bị xử tử hình hoặc bị đi đày thì học thuyết mất chỗ đứng. Cho đến sau những thất bại ban đầu của Hồng quân ở Chiến tranh thế giới thứ 2, học thuyết mới được áp dụng trở lại và trở thành nền tảng cho nghệ thuật quân sự Xô Viết đi đến chiến thắng cuối cùng.

Khí tài quân sự

Pháo đài bay B-17 Flying Fortress.
Boeing B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay) là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas Aircraft Company và Glenn L. Martin Company trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực. Cho dù Boeing bị mất hợp đồng do máy bay nguyên mẫu bị rơi, Không lực Mỹ vẫn bị ấn tượng bởi thiết kế của Boeing và đặt hàng 13 chiếc B-17. B-17 Flying Fortress tiếp tục được đưa vào sản xuất và được xem là chiếc máy bay lớn đầu tiên sản xuất hàng loạt, lần lượt trãi qua nhiều phiên bản cải tiến từ B-17A đến B-17G.

B-17 được Không lực Mỹ sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch ném bom chiến lược chính xác ban ngày vào các mục tiêu công nghiệp, quân sự và dân sự của Đức trong Thế Chiến II. Các đơn vị Mỹ là Không Lực 8 đóng tại Anh và Không Lực 15 đóng tại Ý góp phần bổ sung cho nhiệm vụ ném bom khu vực ban đêm của Bộ chỉ huy Không quân Ném bom thuộc Không quân Hoàng gia Anh trong chiến dịch Pointblank, giúp đạt được ưu thế trên không trên các thành phố, nhà máy và chiến trường Tây Âu chuẩn bị cho Trận chiến Normandy. B-17 cũng tham gia, với quy mô hạn chế hơn, tại Mặt trận Thái Bình Dương, không kích vào tàu bè và sân bay Nhật Bản.

Ngay từ trước chiến tranh, Không lực Mỹ (sau này là Không quân Hoa Kỳ) đã xem máy bay này là vũ khí chiến lược quan trọng có uy lực lớn, bay cao, ném bom tầm xa, có sức phá hủy lớn trong khi có khả năng tự phòng thủ, và nhất là khả năng quay về sân bay nhà cho dù hư hại nặng trong chiến đấu. Độ bền của nó, nhất là đáp bằng bụng và đáp trên mặt nước, nhanh chóng lan truyền như một huyền thoại. Những câu chuyện và hình ảnh những chiếc B-17 sống sót sau những hư hại trong chiến đấu được truyền tay nhau, càng nâng cao tính biểu tượng của nó. Cho dù tầm bay và tải trọng bom đều kém hơn so với chiếc B-24 Liberator vốn có số lượng nhiều hơn, một cuộc điều tra trên các phi đội của Không Lực 8 cho thấy mức độ hài lòng cao hơn dành cho chiếc B-17. Với trần bay cao hơn mọi máy bay Đồng Minh đương thời, bản thân B-17 trở nên một hệ thống vũ khí tuyệt vời, ném nhiều bom hơn bất kỳ máy bay Mỹ nào khác trong Thế Chiến II. Trong số 1,5 triệu tấn bom từng được máy bay ném xuống Đức, 640.000 tấn đã được ném bởi B-17.

Bài viết tiêu biểu

Bản đồ sơ lược chiến dịch Weserübung .
Chiến dịch Weserübung là mật danh của cuộc tấn công do Đức Quốc xã tiến hành tại Đan MạchNa Uy trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mở màn Chiến dịch Na Uy. Mật danh này dịch từ tiếng Đức có nghĩa là Chiến dịch diễn tập Weser, với Weser là tên một con sông ở Đức. Chiến dịch này bao gồm 2 bộ phận: Weserübung-Nam (tiếng Đức: Weserübung-Süd) (đánh chiếm Đan Mạch) và Weserübung-Bắc (tiếng Đức: Weserübung-Nord) (đánh chiếm Na Uy). Sự khác biệt đáng kể về địa lýkhí hậu giữa 2 quốc gia đã khiến các diễn biến quân sự thực tế ở 2 nơi diễn ra hết sức khác nhau.

Sáng sớm ngày 9 tháng 4 năm 1940 – ("ngày Weser") – quân đội Đức đã đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy, với lý do nhằm ngăn ngừa một hoạt động đối nghịch đang được lên kế hoạch và bàn luận công khai của Pháp-Anh nhằm xâm chiếm cả 2 quốc gia này. Sau cuộc xâm lăng, đại sứ Đức thông báo với chính phủ Đan Mạch và Na Uy rằng quân đội Đức Quốc Xã đến để bảo vệ họ trước âm mưu xâm lược của Anh và Pháp. Trên thực tế, mục đích quân sự của chiến dịch này của Đức là đánh chiếm đóng các cảng của Na Uy, một mặt để ngăn ngừa người Anh tiến hành một cuộc phong tỏa lực lượng hải quân Đức, mặt khác nhằm đảm bảo nguồn quặng sắt cần thiết cho ngành công nghiệp vũ khí của Đức nằm tại Kiruna (Thụy Điển) qua cảng Narvik. Đan Mạch được những người lên kế hoạch dưới quyền Tướng Nikolaus von Falkenhorst xem là một tuyến đường tiếp tế không thể thiếu cho chiến dịch này.

Đan Mạch và Na Uy đều là những nước trung lập. Đức đã gửi một tối hậu thư cho 2 quốc gia này, đảm bảo rằng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của họ sẽ được bảo thừa nhận nếu họ đầu hàng ngay lập tức. Na Uy từ chối và quyết định chiến đấu, còn Đan Mạch đã chấp nhận sau vài giờ giao tranh. Đến đầu tháng 5 sự kháng cự của quân Đồng minh tại Na Uy bị bẻ gãy, thế nhưng Na Uy chỉ chịu đầu hàng vào ngày 10 tháng 6 năm 1940, khi mà của Đức đã gần như hoàn toàn chiến thắng trong chiến dịch tại Tây Âu.


Hình ảnh chọn lọc

Pháo đài bay B-17.

Boeing B-17 Flying Fortress (Pháo đài bay B-17) là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ (USAAC) và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas và Martin trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực.

Nhân vật lịch sử

Anne Frank.
Annelies Marie "Anne" Frank (12 tháng 6, 1929 - 12 tháng 3, 1945) là một cô bé người Đức gốc Do Thái, tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng Nhật ký Anne Frank. Cuốn nhật ký được viết khi Anne cùng gia đình và bốn người nữa ẩn náu tại Amsterdam trong thời gian chiếm đóng của quân Đức thời Thế chiến thứ 2.

Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt am Main đi Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát hiện và bị đưa tới trại tập trung của Đức quốc xã. Bảy tháng sau đó, Anne chết tại trại Bergen-Belsen, vài ngày sau cái chết của Margot, chị của Anne. Ông Otto, bố Anne, người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký với tên Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944.

Cuốn nhật ký Anne được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 13, đã ghi lại cái nhìn của cô về những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ 12 tháng 6 năm 1942 tới 1 tháng 8 năm 1944. Từ tiếng Hà Lan, cuốn nhật ký đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ, trở thành một trong những cuốn sách được tìm đọc nhiều nhất trên thế giới. Nhiều bộ phim, vở kịch, opéra được dựng dựa theo tác phẩm này.

Bạn có biết...

Bạn có biết...
Bạn có biết...
  • Aribert Heim, người có mệnh danh là "bác sĩ tử thần" của Đức Quốc xã do các tội ác đối với tù nhân trong trại tập trung, đã trốn thoát công lý cho đến chết?

Thể loại

Không có thể loại con

Diễn biến chiến sự

Châu Âu

Chiến trường châu Âu (1939-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Châu Á-Thái Bình Dương

Chiến trường châu Á-Thái Bình Dương (1937-1945)
  Đồng MinhLiên Xô từ năm 1941
  Liên Xô đến năm 1941
  Nước trung lập

Danh mục

Chiến tranh thế giới thứ hai
Mặt trận Sự kiện chính Khía cạnh khác Thành phần

Mở đầu

Mặt trận chính

Tổng quát

1939

1940

1941

1942

1943

1944

1945

xem thêm...

Ảnh hưởng dân thường và tội ác chiến tranh

Hậu quả

Đồng Minh

xem thêm...

Phe Trục

xem thêm...

Các tài liệu khác

Thể loại  · Chủ đề · Dự án
 Từ điển ·  Thông tin ·  Danh ngôn ·   Văn kiện và tác phẩm ·  Hình ảnh và tài liệu ·  Tin tức

Tham gia

Chủ đề Chiến tranh thế giới thứ hai đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Cổng thông tin Wikipedia