Tiếng Hán thượng cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tiếng Trung thượng cổ)
Tiếng Hán thượng cổ
Tiếng Hán cổ
Kim văn thời nhà Chu (k. 825 TCN[1])
Sử dụng tạiTrung Quốc cổ đại
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtGiáp cốt văn
Kim văn
Triện thư
Điểu trùng triện
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3och
Glottologshan1294  Shanggu Hanyu
Linguasphere79-AAA-a
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Tiếng Hán thượng cổ
Phồn thể上古漢語
Giản thể上古汉语

Tiếng Hán thượng cổ (tiếng Hán: 上古漢語; Hán Việt: thượng cổ Hán ngữ) là giai đoạn cổ nhất được ghi nhận của tiếng Hán và là tiền thân của tất cả các dạng tiếng Hán ngày nay. Ngữ liệu cổ nhất ta có được là những bản khắc giáp cốt văn niên đại khoảng 1250 TCN, cuối nhà Thương. Sau đó, thời nhà Chu, Kim văn trở nên phổ biến. Nửa cuối nhà Chu, nền văn học phát triển vượt bậc, với các tác phẩm kinh điển như Luận ngữ, Mạnh Tử, Tả truyện. Những tác phẩm này là hình mẫu cho văn ngôn, dạng tiếng Hán viết chuẩn cho đến đầu thế kỷ XX, qua đó giúp lưu giữ phần từ vựng-ngữ pháp thời cuối tiếng Hán thượng cổ.

Mỗi học giả nhìn nhận giai đoạn tiếng Hán thượng cổ theo một cách khác nhau. Một số cho rằng thời kỳ này dừng ở đầu nhà Chu, dựa trên bằng chứng hình thái học hiện có. Số khác cho rằng thời kỳ này gồm toàn bộ thời nhà Chu, thêm cả thời cuối nhà Thương dựa trên ngữ liệu cổ có được. Số khác nữa gộp cả thời nhà Tần, Hán, đôi lúc cả những thời kỳ sau nữa. Thời tiếng Hán trung cổ được cho là bắt đầu sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, trước khi nhà Tuỳ sụp đổ và trước khi Thiết Vận hoàn thành.[2] Tiền thân của lớp từ vựng cổ nhất trong các phương ngữ tiếng Mân được cho là tách khỏi phần còn lại vào nhà Hán, cuối thời kỳ tiếng Hán thượng cổ.[3]


Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Hán trung cổ và các nhóm ngôn ngữ lân cận phía nam như hệ Kra–Dai, hệ H'Mông-Miềnchi Vietic của hệ Nam Á đều sở hữu hệ thống thanh điệu, cấu trúc âm tiết, đặc điểm ngữ pháp và sự bất biến tố tương tự nhau; điều này không phải vì chúng có mối quan hệ họ hàng, mà là vì chúng đã tiếp xúc và trao đổi với nhau trong dòng lịch sử hình thành và phát triển của khu vực.[4][5] Hiện nay, phần lớn giới ngôn ngữ học xếp tiếng Hán vào nhóm Hán-Tạng cùng với tiếng Miến Điện, tiếng Tây Tạng và nhiều ngôn ngữ khác rải rác khắp dãy Himalayakhối núi Đông Nam Á.[6] Bằng chứng cho điều này là hàng trăm hình vị đồng nguyên đã được tìm thấy,[7] bao gồm những từ vựng cơ bản được trình bày bên dưới:[8]

Nghĩa Tiếng Hán cổ[a] Tiếng Tạng cổ Tiếng Miến cổ
Ngôi nhất số ít *ŋa[10] ṅa[11] ṅā[11]
Ngôi hai số ít *njaʔ[12] naṅ[13]
'không' (phủ định) *mja[14] ma[11] ma[11]
'hai' *njijs[15] gñis[16] nhac < *nhik[16]
'ba' *sum[17] gsum[18] sumḥ[18]
'năm' *ŋaʔ[19] lṅa[11] ṅāḥ[11]
'sáu' *C-rjuk[b][21] drug[18] khrok < *khruk[18]
'Mặt Trời' *njit[22] ñi-ma[23] niy[23]
'tên' *mjeŋ[24] myiṅ < *myeŋ[25] maññ < *miŋ[25]
'tai' *njəʔ[26] rna[27] nāḥ[27]
'khớp' *tsik[28] tshigs[23] chac < *chik[23]
'cá' *ŋja[29] ña < *ṅʲa[11] ṅāḥ[11]
'đắng' *kʰaʔ[30] kha[11] khāḥ[11]
'giết' *srjat[31] -sad[32] sat[32]
'độc' *duk[33] dug[18] tok < *tuk[18]

Mặc dù mối quan hệ này đã được phát hiện vào đầu thế kỷ 19 và hiện được chấp nhận rộng rãi, công cuộc phục nguyên tiếng Hán-Tạng vẫn chưa có nhiều tiến triển, nhất là khi so với các công trình phục nguyên tiên phong như hệ Ấn-Âuhệ Nam Đảo.[34] Tuy tiếng Hán thượng cổ là thành viên được chứng thực sớm nhất của hệ Hán-Tạng, chữ tượng hình Hán văn thường không làm rõ cách phát âm của từng từ, gây cản trở công tác khảo cứu.[35] Bên cạnh đó, các khó khăn đáng kể đến cũng bao gồm sự đa dạng ngôn ngữ cực kỳ lớn, sự bất biến tố của các ngôn ngữ thuộc hệ này và sự tiếp xúc – vay mượn hỗn loạn giữa các ngôn ngữ trong khu vực. Ngoài ra còn tồn tại nhiều ngôn ngữ ít người nói chưa được mô tả hoàn chỉnh vì chúng được nói ở những vùng núi và biên giới nhạy cảm, khó tiếp cận.[36][37]

Theo BenedictMatisoff, tiếng Tạng-Miến nguyên thủy không có sự khu biệt bật hơi ở các âm tắc và tắc-xát đầu. Sự bật hơi ở tiếng Hán thượng cổ thường trùng khớp với các phụ âm tiền-âm đầu (pre-initial) ở tiếng Tạng và Lô Lô-Miến; điều này được nhiều học giả coi như bằng chứng cho thấy tiếng Hán thượng cổ từng có tiền tố ở giai đoạn trước nữa.[38]

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngữ âm tiếng Hán thượng cổ đã được tái dựng dựa trên nhiều bằng chứng khác nhau, bao gồm các Hán tự ký âm, cách thức gieo vần trong Kinh Thi và cách đọc tiếng Hán trung cổ trong các tự điển như Thiết Vận (601 CN). Mặc dù nhiều chi tiết vẫn đang bị tranh cãi, các phục nguyên gần đây hầu như đã thống nhất về nội dung cốt lõi.[39] Ví dụ dưới đây là những phụ âm đầu được Lý Phương QuếWilliam Baxter công nhận, cùng một số bổ sung (chủ yếu của Baxter) được đóng ngoặc đơn:[40][41][42]

Môi Răng Ngạc cứng
[c]
Ngạc mềm Thanh quản
thường xuýt thường môi hoá thường môi hóa
Tắc hoặc
tắc-xát
vô thanh *p *t *ts *k *kʷ *ʔʷ
bật hơi *pʰ *tʰ *tsʰ *kʰ *kʷʰ
hữu thanh *b *d *dz *ɡʷ
Mũi vô thanh *m̥ *n̥ *ŋ̊ *ŋ̊ʷ
hữu thanh *m *n *ŋʷ
Bên vô thanh *l̥
hữu thanh *l
Xát hoặc
tiếp cận
vô thanh (*r̥) *s (*j̊) *h *hʷ
hữu thanh *r (*z) (*j) (*ɦ) (*w)

Nhiều tổ hợp âm đầu đã được đề xuất, nhất là cụm *s- + phụ âm, nhưng vấn đề này vẫn chưa nhận được sự tán thành đồng thuận.[44]

Bernhard Karlgren và nhiều học giả về sau cho rằng tiếng Hán thượng cổ sở hữu các phụ âm giữa *-r-, *-j- và *-rj-, điều này sẽ giải thích cho sự xuất hiện của âm quặt lưỡi, âm ồn, và nhiều sự tương phản nguyên âm đặc trưng của tiếng Hán trung cổ.[45] Âm *-r- và sự tương phản âm do *-j- đại diện hầu như được các học giả chấp nhận, tuy nhiên, cách thực hiện âm lướt ngạc cứng *-j- còn là đề tài gây tranh cãi.[46][47]

Các phục nguyên kể từ thập niên 80 trở đi thường đề xuất 6 nguyên âm sau đây:[48][d][e]

*i *u
*e *a *o

Nguyên âm có thể được theo sau bởi các phụ âm cuối giống tiếng Hán trung cổ: *-j hoặc *-w lướt; *-m , *-n hoặc *-ŋ mũi; *-p, *-t hoặc *-k dừng. Một số học giả đề xuất thêm âm kết *-kʷ môi-ngạc mềm.[52] Hiện nay, giới chuyên gia cho rằng tiếng Hán thượng cổ không có thanh điệu như ở các ngôn ngữ hậu duệ, song nó có các phụ âm hậu-âm cuối như *-ʔ và *-s, về sau diễn tiến lần lượt thành thanh thượng (rising tone) và thanh khứ (departing tone) ở giai đoạn tiếng Hán trung cổ.[53]

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Ta biết rất ít về ngữ pháp tiếng Hán thuở sớm bởi lẽ hầu hết các văn liệu thời cổ chỉ ghi chép về nghi lễ cúng tế và phần lớn từ vựng chưa được giải mã. Tuy nhiên, trái lại thì vốn văn học phong phú thời Chiến Quốc đã được phân tích kỹ lưỡng.[54] Qua đó, ta thấy rằng tiếng Hán thượng cổ không có sự biến tố hình thái từ; thứ tự câu, trợ từ và từ loại mới đảm nhận các chức năng ngữ pháp.[54][55]

Từ loại[sửa | sửa mã nguồn]

Đại từ nhân xưng tiếng Hán thượng cổ có rất nhiều dạng thù trong các văn liệu, có lẽ bởi sự khác biệt giữa các phương ngữ.[56] Có hai nhóm đại từ ngôi nhất:[57][58]

  1. Dạng *l-: *lja , *ljaʔ ,[f] *ljə *lrjəmʔ
  2. Dạng *ŋ-: *ŋa *ŋajʔ

Trong các bản giáp cốt văn, đại từ dạng *l- được nhà vua sử dụng để chỉ bản thân, và đại từ dạng *ŋ- được sử dụng bởi dân chúng thời nhà Thương. Sự phân biệt hai dạng không tái xuất trong các văn liệu về sau, và đại từ dạng *l- mất hẳn trong thời kỳ cổ điển.[58] Sau thời nhà Hán, trở thành đại từ chung chỉ ngôi nhất.[60]

Các đại từ ngôi hai bao gồm *njaʔ , *njəjʔ , *njə , *njak .[61] tiếp tục được sử dụng không phân biệt cho tới khi bị thay thế bởi biến thể (bính âm hiện đại: ) của miền tây bắc thời nhà Đường.[60] Một vài phương ngữ Mân hiện đại vẫn sử dụng đại từ ngôi hai phái sinh từ .[62]

Tiếng Hán thượng cổ không có đại từ chủ ngữ ngôi ba chuyên dụng, nhưng *tjə (ban đầu là một từ chỉ định khoảng cách) được sử dụng như một đại từ tân ngữ ngôi ba trong thời kỳ cổ điển.[63][64] Đại từ sở hữu ban đầu là *kjot bị thay thế bởi *ɡjə vào thời kỳ Cổ điển.[65] Sau thời nhà Hán, được dùng làm đại từ chung chỉ ngôi ba.[60] Từ này vẫn tiếp tục được sử dụng trong một vài phương ngữ Ngô.[60]

Tiếng Hán thượng cổ có đại từ nghi vấnđại từ chỉ định nhưng không có đại từ bất định.[66] Đại từ phân bổ được tạo thành bằng cách đính thêm hậu tố *-k:[67][68]

  • *djuk 'ai đó' < *djuj 'ai'
  • *kak 'mỗi một' < *kjaʔ 'tất cả'
  • *wək 'có kẻ' (phiếm chỉ người) < *wjəʔ 'có'
  • *mak 'chẳng ai' < *mja 'chẳng có'

Cấu trúc câu[sửa | sửa mã nguồn]

Giống như tiếng Anh và tiếng Trung hiện đại, cấu trúc câu tiếng Hán thượng cổ cũng bao gồm hai thành tố chủ ngữvị ngữ.[69][70]

Trước thời kỳ Cổ điển, vị ngữ danh từ được cấu thành bởi vị từ *wjij + một danh ngữ bất kì. Ví dụ:[71][72]

*ljaʔ

1

dữ

*wjij

duy

*sjewʔ

tiểu

tiểu

*tsjəʔ

tử

tử

予 惟 小 子

*ljaʔ *wjij *sjewʔ *tsjəʔ

1 là tiểu tử

dữ duy tiểu tử

'Tôi là tiểu tử.' (Kinh Thư 27, 9)[72]

Vị từ phủ định *pjə-wjij đã được chứng thực trong một số bản giáp cốt văn, về sau rút gọn thành *pjəj . Thời Cổ điển, vị từ cuối câu *ljaj thay thế cấu trúc giữa câu, song vẫn được bảo toàn làm yếu tố phủ định, theo đó có thể thêm hay không tùy:[73][74]

*ɡjə

của nó

*tjits

tới

chí

*njəjʔ

2

nhĩ

*C-rjək

sức

lực

*ljajʔ

FP

giả

*ɡjə

của nó

*k-ljuŋ

hồng tâm

trung

*pjəj

NEG

phi

*njəjʔ

2

nhĩ

*C-rjək

sức

lực

*ljajʔ

FP

giả

其 至 爾 力 也 其 中 非 爾 力 也

*ɡjə *tjits *njəjʔ *C-rjək *ljajʔ *ɡjə *k-ljuŋ *pjəj *njəjʔ *C-rjək *ljajʔ

{của nó} tới 2 sức FP {của nó} {hồng tâm} NEG 2 sức FP

cơ chí nhĩ lực giả cơ trung phi nhĩ lực giả

'Bắn xa tới bao nhiêu là tùy sức mỗi người, bắn trúng hồng tâm thì không.' (Mạnh Tử 10.1/51/13)[75]

Động từ liên kết (shì) xuất hiện trong Hán văn và tiếng Trung hiện đại có niên đại về thời nhà Hán. Vào giai đoạn thượng cổ, từ này có chức năng gần như một đại từ chỉ định.[76]

Giống tiếng Trung hiện đại, song dị biệt khi so với các ngôn ngữ Tạng-Miền khác, thứ tự câu cơ bản của tiếng Hán thượng cổ là chủ–động–tân (SVO):[77][78]

*mraŋs

Mạnh

Mạnh

*tsjəʔ

Tử

Tử

*kens

thấy

kiến

*C-rjaŋ

Lương

Lương

*wets

Huệ

Huệ

*wjaŋ

Vương

Vương

孟 子 見 梁 惠 王

*mraŋs *tsjəʔ *kens *C-rjaŋ *wets *wjaŋ

Mạnh Tử thấy Lương Huệ Vương

Mạnh Tử kiến Lương Huệ Vương

'Mạnh Tử thấy vua Lương Huệ.' (Mạnh Tử 1.1/1/3)[79]

Ngoài trường hợp đảo trật tự từ nhằm mục đích nhấn mạnh, có hai ngoại lệ khác cần phải chú ý: đại từ chủ ngữ của câu phủ định hoặc đại từ tân ngữ của câu nghi vấn phải được đặt trước động từ:[77]

*swjats

năm

tuế

*pjə

NEG

bất

*ŋajʔ

1

ngã

*ljaʔ

chờ

dự

歲 不 我 與

*swjats *pjə *ŋajʔ *ljaʔ

năm NEG 1 chờ

tuế bất ngã dự

'Năm tháng không đợi chờ ta.' (Luận Ngữ 17.1/47/23)

Biến đổi phụ ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung, phụ ngữ tiếng Hán thượng cổ đứng trước chính ngữ. Theo đó, các tiểu cú liên hệ được đặt trước danh từ và thường đi kèm với tiểu từ *tjə (có chức năng giống từ de của tiếng Trung hiện đại):[80][81]

*pjə

NEG

bất

*njənʔ

chịu đựng

nhẫn

*njin

người

nhân

*tjə

REL

chi

*sjəm

tim

tâm

不 忍 人 之 心

*pjə *njənʔ *njin *tjə *sjəm

NEG {chịu đựng} người REL tim

bất nhẫn nhân chi tâm

'... trái tim không chịu đựng được nỗi đau do kẻ khác.' (Mạnh Tử 3.6/18/4)[80]

Ngữ vựng[sửa | sửa mã nguồn]

Vốn từ vựng cốt lõi của tiếng Hán thượng cổ đã được hầu hết các nhà nghiên cứu truy vết về tiếng tổ tiên Hán-Tạng, với các từ vay mượn sớm từ các ngôn ngữ lân cận.[82] Quan điểm truyền thống cho rằng tiếng Hán thượng cổ là một ngôn ngữ đơn lập do nó không có sự biến tố hoặc sự phái sinh hình thái, nhưng giờ thi ta biết rằng từ ngữ vẫn có thể được hình thành thông qua quá trình phụ tố dẫn xuất (derivational affixation), điệp từ hoặc ghép từ.[83] Tuy quan điểm truyền thống xác định tiếng Hán thượng cổ chỉ có gốc đơn âm tiết, Baxter và Sagart gần đây lập luận rằng tồn tại gốc đôi âm tiết với âm tiết đầu gần khuyết, giống như ngữ âm tiếng Khmer hiện đại.[84]

Từ mượn[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời Hán ngữ thượng cổ, văn minh Trung Hoa phát tích từ khu vực xung quanh hạ lưu sông Vị và trung lưu Hoàng Hà rồi bành trướng về phía đông, qua đồng bằng Hoa Bắc đến Sơn Đông và sau đó xuống phía nam vào thung lũng sông Dương Tử. Không có ghi chép nào còn tồn tại về các thứ tiếng phi-Hán được nói ở những vùng này trước khi chúng bị người Hán đồng hóa hoặc tận diệt. Tuy nhiên, dấu vết của những thứ tiếng ấy vẫn lưu đọng ít nhiếu trong tiếng Trung hiện đại thông qua quá trình vay mượn từ ngữ, và điều này có thể góp phần giải thích nguồn gốc của nhiều từ tiếng Trung có lai lịch không rõ ràng.[85][86]

Jerry Norman và Mei Tsu-lin đã xác định nhiều từ tiếng Hán cổ vay mượn từ tiếng Nam Á, ngôn ngữ mà có lẽ đã từng được nói bởi các dân tộc sống ở vùng hạ lưu sông Dương Tử, được người Hán xưa kia gọi với cái tên là Bách Việt (Yue). Ví dụ, người Hán xưa kia gọi sông Dương Tử*kroŋ (, bính âm: jiāng, Hán-Việt: giang), rồi dần dà dùng từ này để chỉ chung hầu hết các con sông ở miền nam Trung Quốc. Norman và Mei cho rằng từ 江 này đồng nguyên với từ sông của tiếng Việt (< *krong Vietic nguyên thủy) và kruŋ 'sông' của tiếng Môn.[87][88][89]

Haudricourt và Strecker cũng đề xuất một số từ Hán cổ có lẽ bắt nguồn từ tiếng H'Mông-Miền, chủ yếu là vốn từ liên quan đến kỹ thuật canh tác lúa nước vốn phát tích ở miền trung lưu sông Dương Tử, chẳng hạn như:

Ngoài ra, tồn tại một số từ bị nghi vấn là bắt nguồn từ miền Nam Trung Quốc nhưng không rõ là từ đâu, chẳng hạn như:

Thời cổ đại, người Tochari Ấn-Âu định cư tại lòng chảo Tarim đã du truyền thuật nuôi ong lấy mật sang Trung Quốc. Theo đó, từ *mjit 'mật' trong tiếng Hán cổ (, bính âm: , Hán-Việt: mật) được suy đoán là bắt nguồn từ gốc *ḿət(ə) của tiếng Tochari nguyên thủy (*ḿ ở đây được ngạc cứng hóa; so sánh với mit của tiếng Tochari B), vốn cũng đồng nguyên với từ mead 'rượu mật ong' của tiếng Anh.[93][g] Các dân tộc phương bắc cũng đóng góp một số từ vào ngữ vựng tiếng Hán cổ, chẳng hạn như *dok 'con bê' (, bính âm: , Hán-Việt: độc), so sánh với tuɣul tiếng Mông Cổtuqšan tiếng Mãn Châu.[96]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Các dạng phục nguyên tiếng Hán cổ được đánh dấu * ở đầu, dựa trên nghiên cứu của Baxter (1992) kèm theo một vài thay đổi nhỏ dựa trên công trình gần đây hơn của ông: thay bằng [9] và các phụ âm được trình bày theo chuẩn IPA.
  2. ^ Ký hiệu "*C-" biểu thị một phụ âm ta biết chắc phải đứng trước *r, nhưng chưa đủ bằng chứng để phục nguyên phụ âm đó.[20]
  3. ^ Baxter đánh giá phục nguyên phụ âm ngạc mềm "chưa được chắc chắn, dựa phần lớn trên một lượng ít ỏi các bằng chứng trực quan."[43]
  4. ^ Âm có thể được thay thế bằng âm hoặc tùy từng tác giả.
  5. ^ Hệ thống 6 nguyên âm là phiên bản duyệt lại của hệ thống do Lý Phương Quế đề xướng. Hệ thống của ông bao gồm 4 nguyên âm *i, *u, *a cùng 3 nguyên âm đôi.[49] Các nguyên âm đôi *ia*ua tương ứng lần lượt với *e*o, còn *iə tương ứng với *i hoặc .[50][51]
  6. ^ Trong truyền thống đọc sau này, chữ 予 (khi được sử dụng như một đại từ) được coi là một biến thể của 余. Tuy nhiên trong Thi Kinh, 予 dạng đại từ và động từ đều vần với thanh thượng.[58][59]
  7. ^ Guillaume Jacques lại cho rằng nó bắt nguồn từ một tiếng Tochari khác, chưa được chứng thực.[94] Meier và Peyrot gần đây phản biện để bảo vệ luận điểm cũ.[95]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Shaughnessy (1999), tr. 298.
  2. ^ Tai, James H-Y.; Chan, Marjorie K.M. (1999), “Some reflections on the periodization of the Chinese language [Vài ý nghĩ về sự phân kì lịch sử của tiếng Trung]” (PDF), trong Peyraube, Alain; Sun, Chaofen (biên tập), In Honor of Mei Tsu-Lin: Studies on Chinese Historical Syntax and Morphology, Paris: Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales, tr. 225–233, ISBN 978-2-910216-02-3, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2022, truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2020
  3. ^ Baxter, William H.; Sagart, Laurent (2014), Old Chinese: A New Reconstruction, NXB Đại học Oxford, tr. 33, ISBN 978-0-19-994537-5
  4. ^ Norman (1988), tr. 8–12.
  5. ^ Enfield (2005), tr. 186–193.
  6. ^ Norman (1988), tr. 12–13.
  7. ^ Coblin (1986), tr. 35–164.
  8. ^ Norman (1988), tr. 13.
  9. ^ Schuessler (2007), tr. 122.
  10. ^ GSR 58f; Baxter (1992), tr. 208.
  11. ^ a b c d e f g h i j Hill (2012), tr. 46.
  12. ^ GSR 94j; Baxter (1992), tr. 453.
  13. ^ Hill (2012), tr. 48.
  14. ^ GSR 103a; Baxter (1992), tr. 47.
  15. ^ GSR 564a; Baxter (1992), tr. 317.
  16. ^ a b Hill (2012), tr. 8.
  17. ^ GSR 648a; Baxter (1992), tr. 785.
  18. ^ a b c d e f Hill (2012), tr. 27.
  19. ^ GSR 58a; Baxter (1992), tr. 795.
  20. ^ Baxter (1992), tr. 201.
  21. ^ GSR 1032a; Baxter (1992), tr. 774.
  22. ^ GSR 404a; Baxter (1992), tr. 785.
  23. ^ a b c d Hill (2012), tr. 9.
  24. ^ GSR 826a; Baxter (1992), tr. 777.
  25. ^ a b Hill (2012), tr. 12.
  26. ^ GSR 981a; Baxter (1992), tr. 756.
  27. ^ a b Hill (2012), tr. 15.
  28. ^ GSR 399e; Baxter (1992), tr. 768.
  29. ^ GSR 79a; Baxter (1992), tr. 209.
  30. ^ GSR 49u; Baxter (1992), tr. 771.
  31. ^ GSR 319d; Baxter (1992), tr. 407.
  32. ^ a b Hill (2012), tr. 51.
  33. ^ GSR 1016a; Baxter (1992), tr. 520.
  34. ^ Handel (2008), tr. 422.
  35. ^ Norman (1988), tr. 14.
  36. ^ Handel (2008), tr. 434–436.
  37. ^ Norman (1988), tr. 15–16.
  38. ^ Schuessler (2007), tr. 58–63.
  39. ^ Schuessler (2009), tr. x.
  40. ^ Lý (1974–1975), tr. 237.
  41. ^ Norman (1988), tr. 46.
  42. ^ Baxter (1992), tr. 188–215.
  43. ^ Baxter (1992), tr. 203.
  44. ^ Baxter (1992), tr. 222–232.
  45. ^ Baxter (1992), tr. 235–236.
  46. ^ Schuessler (2007), tr. 95.
  47. ^ Baxter & Sagart (2014), tr. 68–71.
  48. ^ Baxter (1992), tr. 180.
  49. ^ Lý (1974–1975), tr. 247.
  50. ^ Baxter (1992), tr. 253–256.
  51. ^ Handel (2003), tr. 556–557.
  52. ^ Baxter (1992), tr. 291.
  53. ^ Baxter (1992), tr. 181–183.
  54. ^ a b Herforth (2003), tr. 59.
  55. ^ Schuessler (2007), tr. 12.
  56. ^ Norman (1988), tr. 87–88.
  57. ^ Norman (1988), tr. 89.
  58. ^ a b c Pulleyblank (1996), tr. 76.
  59. ^ Baxter (1992), tr. 805.
  60. ^ a b c d Norman (1988), tr. 118.
  61. ^ Pulleyblank (1996), tr. 77.
  62. ^ Sagart (1999), tr. 143.
  63. ^ Aldridge (2013), tr. 43.
  64. ^ Pulleyblank (1996), tr. 79.
  65. ^ Pulleyblank (1996), tr. 80.
  66. ^ Norman (1988), tr. 90–91.
  67. ^ Norman (1988), tr. 91.
  68. ^ Schuessler (2007), tr. 70, 457.
  69. ^ Pulleyblank (1996), tr. 13–14.
  70. ^ Norman (1988), tr. 95.
  71. ^ Pulleyblank (1996), tr. 22.
  72. ^ a b Schuessler (2007), tr. 14.
  73. ^ Pulleyblank (1996), tr. 16–18, 22.
  74. ^ Schuessler (2007), tr. 232.
  75. ^ Herforth (2003), tr. 60.
  76. ^ Norman (1988), tr. 125–126.
  77. ^ a b Pulleyblank (1996), tr. 14.
  78. ^ Norman (1988), tr. 10–11, 96.
  79. ^ Pulleyblank (1996), tr. 13.
  80. ^ a b Pulleyblank (1996), tr. 62.
  81. ^ Norman (1988), tr. 104–105.
  82. ^ Schuessler (2007), tr. xi, 1–5, 7–8.
  83. ^ Baxter & Sagart (1998), tr. 35–36.
  84. ^ Baxter & Sagart (2014), tr. 50–53.
  85. ^ Norman (1988), tr. 4, 16–17.
  86. ^ Boltz (1999), tr. 75–76.
  87. ^ Norman & Mei (1976), tr. 280–283.
  88. ^ Norman (1988), tr. 17–18.
  89. ^ Baxter (1992), tr. 573.
  90. ^ Haudricourt & Strecker (1991); Baxter (1992), tr. 753; GSR 1078h; Schuessler (2007), tr. 207–208, 556.
  91. ^ Norman (1988), tr. 19; GSR 728a; OC từ Baxter (1992), tr. 206.
  92. ^ Schuessler (2007), tr. 292; GSR 876n; OC từ Baxter (1992), tr. 578.
  93. ^ Boltz (1999), tr. 87; Schuessler (2007), tr. 383; Baxter (1992), tr. 191; GSR 405r; dạng Tochari nguyên thủy và Tochari B trích từ Peyrot (2008), tr. 56.
  94. ^ Jacques (2014).
  95. ^ Meier & Peyrot (2017).
  96. ^ Norman (1988), tr. 18; GSR 1023l.

Công trình trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]