Bước tới nội dung

Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết tốt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làm sạch trang này
Làm sạch trang này
Nội dung chọn lọc Nội dung tốt Nội dung mới
Bài viết Hình ảnh Danh sách Chủ điểm Cổng thông tin Bài viết Chủ điểm Bạn có biết
Bài viết tốt Tiêu chuẩn Đề cử (7) Rút sao (2) Thảo luận Thống kê
Quy trình đề nghị

Việc rút sao cũng như phong sao bài viết tốt là những hoạt động bình thường và phải được tiến hành song song. Không có gì đổi thay nhanh hơn quá khứ vốn không hề thay đổi, việc gỡ sao bài viết tốt thể hiện sự tái nhìn nhận lại những giá trị quá khứ theo những yêu cầu và tiêu chuẩn mới. Trước khi định mang một bài nào đó ra rút sao, bạn hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết đó không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn đó.

  • Đặt {{UCVBVTMS}} (viết tắt của "Ứng cử viên bài viết tốt mất sao") vào trang thảo luận của bài đề cử.
  • Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn".
  • Nhấn vào "Viết trang này" và đặt ===[[tên bài đề cử]]=== vào đầu danh sách.
  • Dưới tựa đề này, hãy viết rõ lý do bạn đề cử bài viết này và ký tên bằng dấu ~~~~.
  • Chép lại dòng:{{/tên bài đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán bản mẫu vào đầu danh sách các ứng cử viên. "tên bài đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
  • Mỗi thành viên chỉ được phép mở tối đa 5 biểu quyết rút sao trong vòng một tuần.
Quy trình nhận xét
Các hình thức nhận xét
Ý nghĩa
 Đồng ý {{Đồng ý}} Đồng ý rút sao
 Chưa đồng ý {{Chưa đồng ý}} Không đồng ý rút sao
 Ý kiến {{Ý kiến}} Bình luận, ý kiến

Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.

  • Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
  • Nếu bạn ủng hộ đề cử rút sao, hãy viết *{{OK}} cùng với lý do của bạn.
  • Nếu bạn không đồng ý với đề cử, hãy viết *{{OK?}} hoặc *{{Phản đối}} cùng với lý do của bạn.
  • Mỗi một lời ủng hộ hoặc phản đối phải đưa ra được lý do cụ thể, hợp lý và có thể giải trình được. Nếu bạn không thể làm được điều trên, người quản lý trang Ứng cử viên sẽ bỏ qua phiếu bầu của bạn.
  • Những thành viên nào ủng hộ đề cử rút sao luôn được khuyến khích quay lại sau vài ngày để xem yêu cầu của họ đã được hồi đáp chưa. Để rút lại phiếu ủng hộ rút sao, hãy gạch bỏ nó (bằng cách dùng <del>...</del>) chứ đừng xóa bỏ hoàn toàn. Những người đóng góp cần phải để cho thành viên bỏ phiếu tự tay làm việc này. Nếu cảm thấy vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa, đừng tự ý gạch đi, mà hãy bày tỏ điều đó.
  • Nếu bạn không thực sự ủng hộ hoặc phản đối đề cử, mà chỉ muốn nêu ra ý kiến xây dựng cho bài viết, hãy viết *{{YK}} sau đó là ý kiến của bạn.
  • Quan trọng hơn cả, nếu bạn là người quan tâm tới bài viết, xin hãy nâng cao chất lượng của bài để nó lại đạt được các tiêu chuẩn của bài viết tốt. Xin nhớ việc nâng cao chất lượng bài viết luôn được khuyến khích hơn việc tước sao của các bài viết tốt cũ.
  • Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải tuân theo Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
    • Để tham gia bình chọn, bạn phải mở tài khoản ít nhất 30 ngày và ít nhất 100 sửa đổi và có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu). Nếu không đủ điều kiện, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
    • Mở biểu quyết: Mọi thành viên tự xác nhận.[1]
  • Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[2]
Kết luận
  1. Một đề nghị rút sao kéo dài đúng 30 ngày.[3]
  2. Đề nghị thành công khi tổng số phiếu hợp lệ tối thiểu là 3, đồng thời số phiếu đồng ý rút sao nhiều hơn số phiếu phản đối.
  3. Bất kỳ thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
  • Nếu biểu quyết thành công, tức các thành viên cho rằng rằng bài viết không còn đủ tiêu chuẩn của một bài viết tốt, xin hãy thực hiện tiếp các công đoạn sau:
  1. Đóng trang thảo luận bằng bản mẫu {{biểu quyết|KQ=Đồng ý rút sao|ND=Nội dung trang thảo luận}}
  2. Ở trang bài viết, xóa bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} (thường nằm ở cuối trang).
  3. Tại trang thảo luận của bài, xóa {{UCVBVTMS}} và thay {{Bài viết tốt}} bằng {{BVMSBVT}}. Xin nhớ giữ nguyên tham số về ngày được đưa lên Trang Chính.
  4. Xoá tên bài trong Danh sách bài viết tốt và thêm vào Danh sách bài viết tốt cũ.
  5. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách biểu quyết rút sao thành công.
  • Nếu biểu quyết không thành công, tức các thành viên cho rằng bài vẫn còn đủ tiêu chuẩn của một bài viết tốt, xin hãy thực hiện tiếp các công đoạn sau:
  1. Đóng trang thảo luận bằng bản mẫu {{biểu quyết|KQ=Không đồng ý rút sao|ND=Nội dung trang thảo luận}}
  2. Tại trang thảo luận của bài, xóa {{UCVBVTMS}}.
  3. Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách biểu quyết rút sao thất bại

Đề nghị hiện hành[sửa | sửa mã nguồn]

Ấn Độ [sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệt liệt chào mừng quý cộng đồng của Wikipedia tiếng Việt! Như cộng đồng cũng đã biết, Ấn Độ là quốc gia có dân số đông nhất thế giới với 1,41 tỷ người (tính đến năm 2023, vượt qua cả Trung Quốc) và có diện tích lớn thứ 7 thế giới (sau Nga, Canada, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brasil và Úc) với 3,3 triệu km². Ấn Độ cũng là một trong bốn nền văn minh cổ xưa nhất, bên cạnh Ai Cập, Trung Quốc và Lưỡng Hà (nay là Iraq). Ấn Độ cũng là thành viên của các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc, Khối thịnh vượng chung Anh, G20, BRICS... Ấn Độ hiện nay có khoảng 447 ngôn ngữ, có thể kể đến như: Hindi, Marathi, Punjab, Tamil, Bengal... New Dehli hiện nay là thủ đô chính thức của quốc gia này, trong khi Mumbai là thành phố hạt nhân. Ấn Độ hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức và Nhật Bản) với GDP danh nghĩa gần 4 tỷ USD.

Bài viết này đã được gắn sao BVT vào ngày 9 tháng 7 năm 2014 (tính đến nay cũng đã gần 10 năm). Hiện nay, chỉ còn lại quốc gia này và Peru vẫn giữ nguyên sao BVT. Đây là 1 trong số 1000 bài viết cơ bản của Wikipedia tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay tôi nhận thấy rằng bài viết vẫn chưa thể mở rộng hết so với bài viết. Bài viết hiện nay có 322 nguồn, thua xa con số 502 nguồn ở bên enwiki. Thậm chí trong số 322 nguồn tham khảo trên, có nguồn 215 bị lỗi chú thích, nguồn 26, 27 bị lỗi giá trị ngày tháng năm. Ở phần liên kết ngoài, có một số liên kết đã định rõ hơn một tham số accessdate và có một liên kết bị bỏ qua chapter. Mời cộng đồng cho ý kiến! UEFA Euro 2024 và Copa America 2024 07:16, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Norwich City F.C. [sửa | sửa mã nguồn]

Chủ thế bài viết đã lỗi thời, không được cập nhật từ 2021, thiếu một số đề mục so với bài En. I So bad 02:45, ngày 9 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Tôi sẽ rút phiếu nếu bài được cải thiện. UEFA Euro 2024 và Copa America 2024 06:50, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Thành viên:CVQT Mong bạn cập nhật bài viết để giúp bài giữ được sao. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:37, ngày 9 tháng 6 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Lưu trữ[sửa | sửa mã nguồn]

Chú giải[sửa | sửa mã nguồn]