Bước tới nội dung

Tuổi Trẻ (báo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Báo Tuổi Trẻ)
Tuổi Trẻ
Loại hìnhBáo in, Báo điện tử
Hình thứcBáo giấy, báo trực tuyến
Tình trạng Đang hoạt động 
Chủ sở hữuThành đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Thành lập2 tháng 9 năm 1975; 48 năm trước (1975-09-02)
Giấy phépGiấy phép số 561/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25/11/2022
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Anh
Trụ sởSố 60A Đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc gia Việt Nam
Trang webTiếng Việt
Tiếng Anh

Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười và hệ sinh thái báo điện tử Tuổi Trẻ Online, Tuổi Trẻ TV Online (tiếng Việt), Tuổi Trẻ Cười OnlineTuoi Tre News (tiếng Anh).

Tháng 6 năm 2008, nhật báo Tuổi Trẻ phát hành trên cả nước Việt Nam với số lượng gần 500.000 bản/ngày, đây là số lượng ấn bản nhật báo lớn nhất cả nước.[1] Về sau số lượng phát hành sụt giảm dần, còn khoảng 220.000 bản/ngày (năm 2015) do sự cạnh tranh từ báo điện tử.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trang nhất báo Tuổi trẻ số đầu tiên xuất bản ngày 2 tháng 9 năm 1975.

Bốn tháng sau thời điểm quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, Tuổi Trẻ chính thức được ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1975,[2] tiền thân trước đó của báo xuất hiện dưới dạng bản tin Hội Liên hiệp Thanh niên Học sinh Sinh viên Sài Gòn – Gia Định (thuộc Ban Tuyên huấn Thành đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh).[3][4] Từ một ấn phẩm truyền thông có số lượng ấn hành ban đầu chỉ rơi vào ngưỡng 5.000 bản/tuần,[5] lượng phát hành của báo đã tăng gấp đôi trong giai đoạn hoạt động 1975 – 1980,[6] sau đó vượt lên mức từ 450.000 đến nửa triệu bản mỗi ngày vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.[7] Năm 1981, tờ báo xuất bản hai kỳ/tuần với lượng tiêu thụ 30.000 bản mỗi kỳ. Các phụ san sau đó lần lượt được lưu hành trên thị trường, tiêu biểu nhất là Tuổi Trẻ Chủ nhật (1983) và Tuổi Trẻ Cười (1984).[6]

Ngày 1 tháng 12 năm 2003, phiên bản báo điện tử chính thức hòa mạng Internet tại địa chỉ tuoitre.com.vn.[8] Theo số liệu thống kê từ công ty Alexa của tập toàn Amazon Hoa Kỳ tại thời điểm đầu ra mắt cho thấy Tuổi Trẻ Online hiện diện ở vị trí 39.238 trên tổng số 3 tỷ website ở phạm vi toàn cầu, trong đó lưu lượng truy cập nước ngoài chiếm tỷ trọng 58.72%,[9] và vào năm 2021 thì vươn lên đến vị trí 19 trên bảng danh sách 50 website hàng đầu của Việt Nam.[10][11] Ngoài ra trong năm 2010, Tuổi Trẻ được xếp hạng 6 trên 100 tờ báo phổ biến hàng đầu tại Châu Á, thứ 34 trong 200 ấn phẩm truyền thông định kỳ trên thế giới theo đánh giá của trang tin thư mục và tìm kiếm quốc tế 4 International Media & Newspapers.[12] Năm 2018, sau 3 tháng tạm ngưng hoạt động, giao diện trực quan của báo mạng được cập nhật mới nhằm hướng đến tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.[13]

Thời gian đầu nhật báo có trụ sở hoạt động tại số 55 Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), sau năm 2005 thì di dời tòa soạn về địa chỉ 60A Đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận.[6][14] Ngày 18 tháng 6 năm 2010, báo điện tử phiên bản Tiếng Anh Tuoi Tre News được thành lập và một năm sau đó thì ra mắt nền tảng trực tuyến Tuổi Trẻ Mobile trên các thiết bị di động.[15][16] Năm 2022, hãng thông tấn bắt đầu chạy thử nghiệm chuyên mục Podcast nhằm đa dạng hóa nội dung và kênh phân phối để tiếp cận được nhiều đối tượng hơn trên không gian ảo.[17]

Xử phạt[sửa | sửa mã nguồn]

Báo Tuổi Trẻ đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là một trong những dẫn chứng điển hình về một tờ báo Việt Nam có ảnh hưởng trong dư luận. Tuy nhiên, tờ báo cũng mắc phải một số bê bối. Vụ kỷ luật lớn đầu tiên với báo Tuổi Trẻ vào năm 1992 khi bà Vũ Kim Hạnh, Tổng biên tập báo lúc đó bị xem là "phạm khuyết điểm" nghiêm trọng khi cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có những tư liệu cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh có vợ. Ông Lê Văn Nuôi, khi đó đang là Bí thư Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, đã ra quyết định đình chỉ chức vụ tổng biên tập của bà Hạnh. Ông Nuôi phải kiêm nhiệm chức tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho đến khi hết nhiệm kỳ ở Thành Đoàn thì chuyển về làm tổng biên tập tờ báo này.[18]

Vụ kỷ luật này là "cộng dồn án" của nhiều vụ sai phạm như vụ Tuổi Trẻ Cười in lại một biếm họa của tờ Thời báo Kinh tế Viễn đông (FEER) ngay trên trang bìa trong đó có các nhà tư bản nước ngoài quay trở lại Việt Nam và rải đầy dollar Mỹ trên bầu trời; trong đó có một vụ việc như giọt nước làm tràn ly là công bố một thăm dò giới trẻ, trong đó kết quả cuối cùng cho thấy giới trẻ hâm mộ các thần tượng tư bản bên Hoa Kỳ như Bill Gates hơn các lãnh tụ trong lịch sử Việt Nam. Thăm dò này được thực hiện dựa trên phương pháp xã hội học thông thường và trong đó các lựa chọn trả lời được đưa ra theo các tiêu chí rất chung. Năm 2005, Tuổi Trẻ đã gặp rắc rối với loạt bài điều tra của nhà báo Lan Anh về công ty dược phẩm Zuellig Pharma đang lũng đoạn thị trường thuốc tây nhập khẩu.[19] Do chính sách lúc bấy giờ của chính quyền là ủng hộ công ty nước ngoài, dẫn đến truy tố người viết báo về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" vì đã đưa tin về văn bản mà "nội dung chính của văn bản mật đó có được Chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Dương Huy Liệu đề cập tại cuộc họp báo trước đó (ngày 28/4)",[20] buộc tờ báo kỷ luật phóng viên này. Từ ngày 14 tháng 8 năm 2007, hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ là Huỳnh Sơn PhướcTrương Quang Vĩnh đã mất chức vì không được bổ nhiệm lại, thay thế họ là hai cán bộ trẻ của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh dù họ chưa có kinh nghiệm làm báo.[21] Sự kiện này sau đó đã gây ra phản ứng từ dư luận và được cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt lên tiếng.[22]

Ban lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn Tổng biên tập Ref.
? Hoàng Đôn Nhật Tân [23]
1977 – 1983 Võ Như Lanh [24]
1983 – 1992 Vũ Kim Hạnh [25]
1992 – 2003 Lê Văn Nuôi [26]
2003 – 2008 Lê Hoàng [27]
2009 – 2014 Phạm Đức Hải [28]
2015 – 2016 Tăng Hữu Phong [29]
2017 – nay Lê Thế Chữ [30]

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Năm Giải thưởng Ref.
 Việt Nam 2016 Huân chương Lao động hạng Nhì [31]
2023 Huân chương Lao động hạng Ba [32]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ H.Nhựt (19 tháng 6 năm 2008). “Tuổi Trẻ và những người bạn đồng hành”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ Hoàng Thành (1 tháng 9 năm 2015). “Báo Tuổi trẻ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ X.L (2 tháng 9 năm 2015). “Báo Tuổi Trẻ kỷ niệm 40 năm thành lập”. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ TTXVN (1 tháng 9 năm 2015). “40 năm bản sắc báo Tuổi trẻ”. Tạp chí Tuyên giáo. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ Đ.Xê (28 tháng 8 năm 2010). “Báo Tuổi Trẻ kỷ niệm 35 năm thành lập”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ a b c Kiên Giang (26 tháng 6 năm 2015). “Báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh: 40 năm trung thành với bạn đọc!”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Việt Anh; Hồng Khánh (2 tháng 1 năm 2009). “Thay tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ P.Vinh (1 tháng 12 năm 2003). “Chính thức ra mắt Báo Tuổi Trẻ điện tử”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ Thiên Nguyên (1 tháng 12 năm 2003). “Ra mắt báo Tuổi Trẻ điện tử”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ “Thấy gì qua bảng xếp hạng 50 tờ báo, trang điện tử nhiều người xem nhất Việt Nam năm 2021?”. Bộ Thông tin và Truyền thông. 18 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Hà Vân; Thu Thủy (20 tháng 10 năm 2021). “Báo Quân đội nhân dân Điện tử chuyển đổi số và vươn lên mạnh mẽ”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ “Bảng xếp hạng top 100 báo chí của 4 International Media & Newspapers”. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. 5 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ VietnamPlus (16 tháng 10 năm 2018). “Tuổi Trẻ Online trở lại sau 3 tháng và ra mắt giao diện mới”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ Tuổi Trẻ (2 tháng 2 năm 2005). “Tuổi Trẻ dời về trụ sở mới tại 60A Hoàng Văn Thụ”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ Tường Vi (18 tháng 6 năm 2010). “Tuổi Trẻ ra mắt báo điện tử tiếng Anh”. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ S.nâu (16 tháng 3 năm 2011). “Đọc Báo Tuổi Trẻ trên các thiết bị di động”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ Lê Tâm (22 tháng 6 năm 2022). “Tuổi Trẻ Online ra mắt trang Podcast”. Nhà báo & Công luận. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  18. ^ "Bên thắng cuộc", tác giả Huy Đức, phần 2
  19. ^ N.V.H. - Thu Hà (8 tháng 1 năm 2005). “Vì sao phóng viên Lan Anh bị khởi tố?”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024.
  20. ^ Hoàng Hải Vân (10 tháng 1 năm 2005). “Xung quanh việc khởi tố phóng viên Lan Anh (Báo Tuổi Trẻ TP.HCM)”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ Hải Vân (19 tháng 8 năm 2007). “Uốn nắn báo Tuổi Trẻ ?”. Diễn Đàn Forum. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024.
  22. ^ Hải Vân (24 tháng 8 năm 2007). “Vụ báo Tuổi Trẻ : ông Võ Văn Kiệt lên tiếng”. Diễn Đàn Forum. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2024.
  23. ^ Thành Chung; Thanh Vũ (30 tháng 4 năm 2020). “Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối: Nơi phất cờ đầu tiên”. Báo tin tức Thông tấn Xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  24. ^ BT (25 tháng 11 năm 2014). “Nhà báo Võ Như Lanh: Suốt đời vì người đọc”. Báo Chính Phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  25. ^ Anh Hùng (26 tháng 3 năm 2022). “Những kỷ lục của phụ nữ Việt Nam”. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  26. ^ Tuổi Trẻ (2 tháng 9 năm 2005). “30 năm bạn đọc & Tuổi Trẻ”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
    Huỳnh Phan (21 tháng 6 năm 2020). “Tản mạn Sài Gòn: Gặp lại thời "Tuổi Trẻ". Tạp chí điện tử VietTimes. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  27. ^ Hạ Vũ (10 tháng 5 năm 2014). “Cựu TBT báo Tuổi Trẻ Lê Hoàng: Tôi không còn thích nghi với nghề báo”. Tạp chí Gia Đình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  28. ^ “Ông Phạm Đức Hải được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ”. Tạp chí Cộng Sản. 26 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
    P.Anh (1 tháng 12 năm 2014). “Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ chuyển công tác”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  29. ^ TT (22 tháng 4 năm 2015). “Ông Tăng Hữu Phong làm tổng biên tập Tuổi Trẻ”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
    T.Hoàng (22 tháng 12 năm 2016). “Ông Tăng Hữu Phong giữ chức Phó Bí thư Quận ủy quận Tân Phú”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  30. ^ Trung Hiếu (23 tháng 10 năm 2017). “Ông Lê Thế Chữ làm Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  31. ^ Phước Tuần (25 tháng 3 năm 2016). “Bí thư Thăng đề nghị thanh niên chủ động sáng tạo”. Tạp chí Tri thức. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  32. ^ Lê Vĩnh (12 tháng 1 năm 2023). “Báo Khăn Quàng Đỏ chính thức về báo Tuổi Trẻ”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]