Bước tới nội dung

Cổng thông tin:Phật giáo/Sandbox

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo

một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học khởi nguồn từ Thích-ca Mâu-ni

Phật

Tranh vẽ Bồ tát Văn-thù và Phổ Hiền

Văn-thù-sư-lợi là một vị bồ-tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị bồ-tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹthế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi bồ-tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù. Một thuyết khác bảo rằng, bồ-tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế.

Pháp

Một nhà sư đang ngồi thiền

Ngồi thiền là phương pháp tu tập trực tiếp để đưa đến Giác ngộ. Mới đầu ngồi thiền đòi hỏi thiền giả tập trung tâm trí lên một đối tượng, hay quán sát về một khái niệm trừu tượng. Sau đó ngồi thiền đòi hỏi thiền giả phải thoát ra sự vướng mắc của tư tưởng, ảnh tượng, khái niệm vì mục đích của ngồi thiền là tiến đến một tình trạng vô niệm, tỉnh giác, không dung chứa một nội dung nào. Sau một giai đoạn kiên trì trong vô niệm, hành giả sẽ bỗng nhiên trực ngộ thể tính của mình, đó là tính Không, cái "thể" của vạn vật.

Như Tổ Thiền Trung Quốc Bồ-đề-đạt-ma đã ngồi chín năm quay mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm, ngồi thiền là phép tu chủ yếu của Thiền và được mọi Thiền sư hành trì. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền cho rằng ngồi thiền là "đường dẫn đến cửa giải thoát".

Tăng

Tượng Huyền Quang trong Thiền viện Trúc Lâm

Huyền Quang là một thiền sư, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại thừa Đại Việt thời Trần. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với Trúc Lâm đại sĩPháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

Hình ảnh

Tượng Phật Thích-ca đang giữ ấn Chuyển pháp luân tại Bảo tàng Sarnath
Ảnh: Tevaprapas

Kinh điển

Bản chép tay Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh chữ Siddham

Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa là một bộ kinh bao gồm khoảng 40 bài kinh Đại thừa được gọi chung dưới tên này với nội dung, mục đích hướng dẫn hành giả đạt được trí Bát-nhã, thành tựu Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Bộ kinh này là một phần quan trọng của bộ kinh Phương đẳng, được ghi có lẽ từ thế kỉ thứ nhất TCN nguyên đến khoảng thế kỉ thứ 5. Ngày nay, phần lớn kinh này chỉ còn trong dạng chữ Hán hoặc chữ Tây Tạng, không mấy còn trong dạng Phạn ngữ.

Trong bộ kinh này thì hai bài Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinhBát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh là nổi tiếng nhất, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, kể cả Anh, Pháp và Đức. Luận sư quan trọng nhất của kinh Bát-nhã là Long Thụ. Bộ kinh này có tính giáo khoa rất cao, tương tự như các bộ kinh văn hệ Pali. Phần lớn các bài kinh là những lời khai thị cho Tu-bồ-đề, được Phật thuyết giảng trên đỉnh Linh Thứu.

Tông phái

Tượng Ngũ trí Như Lai tại Tokyo

Đại thừa là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phổ biến tại các nước Đông ÁViệt Nam. Phật giáo Đại thừa đề cao con đường của bồ tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh, và do đó còn được gọi là "Bồ-tát thừa". Nhìn chung, Phật giáo Đại thừa xem mục tiêu trở thành Phật thông qua con đường bồ tát là có sẵn cho tất cả mọi người và xem trạng thái của quả vị A-la-hán là chưa hoàn thiện. Các hình tượng giác ngộ trong Phật giáo Đại thừa rất đa dạng và phong phú, nhiều vị Phật và Bồ tát không hiện diện trong kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy. Triết học Đại thừa cũng thúc đẩy phát triển các tông phái với những học thuyết độc đáo, chẳng hạn như Trung quán tông với thuyết tính Không, Duy thức tông và thuyết Phật tính.

Trích dẫn

« Nếu người muốn biết rõ, Tất cả Phật tam thế, Phải quán tính Pháp giới, Tất cả do tâm tạo. »

Bài viết

Cổng chính chùa Thiếu Lâm

Chùa Thiếu Lâm là một ngôi chùa nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tôngvõ thuật. Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, có lẽ nó là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất đối với phương Tây. Tuy nhiên, võ thuật của Thiếu Lâm tự lại được biết đến nhiều nhất đối với người Á Đông, chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc hiện nay, từng có câu thành ngữ nói về điều đó: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm".

Chùa Thiếu Lâm ban đầu được Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy xây dựng ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của Tung Sơn, một trong các ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc cho nhà sư Bạt Đà, người đã thuyết giảng Bộ kinh Phật giáo ở Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ. Ngôi chùa nguyên thủy vẫn tồn tại sau nhiều lần bị cướp phá và được xây dựng lại. Vào 1928, tướng Thạch Hữu Tam thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch phóng hỏa đốt chùa, thiêu hủy đi nhiều văn thư vô giá trong thư viện chùa, một số sảnh đường, và làm hư hại nặng tấm bia đã nói đến ở trên. Cách mạng Văn hóa Trung Quốc thanh trừng tất cả các nhà sư và các tài liệu Phật giáo tồn tại trong khuôn viên chùa, để chùa hoang tàn trong nhiều năm. Sau thành công vang dội của bộ phim Thiếu Lâm Tự do Lý Liên Kiệt đóng vai chính vào năm 1982, chùa được Nhà nước Trung Quốc cho xây dựng lại và trở thành địa điểm du lịch chính thức. Các nhóm võ thuật trên khắp thế giới đã quyên góp để bảo trì chùa và các khuôn viên quanh đó.

Thư mục

Tông phái

Thuật ngữ

Nhân vật

Kinh điển

Thánh địa

Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo