Hệ thống đại học tiểu bang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hệ thống đại học tiểu bangHoa Kỳ là một nhóm các trường đại học công lập được tài trợ bởi chính phủ tiểu bang, lãnh thổ hoặc đặc khu liên bang. Những hệ thống này bao gồm phần lớn các trường đại học công lập trên toàn Hoa Kỳ.

Hệ thống đại học tiểu bang thông thường là một thực thể pháp lý và cơ quan quản lý duy nhất, tuy nhiên chúng có thể bao gồm các viện đại học khác nhau. Một số tiểu bang—chẳng hạn như CaliforniaTexas—có thể sở hữu nhiều hơn một hệ thống đại học như vậy.

Các viện đại học tiểu bang nhận được trợ cấp từ chính quyền tiểu bang. Ngân sách tài trợ có thể khác nhau giữa các trường đại học và tiểu bang, nhưng đều mang lợi ích chung là giảm các chi phí xuống thấp hơn so với các trường đại học tư thục cho sinh viên đến từ địa phương. Ngày càng có nhiều người Mỹ theo học đại học và học phí các trường tư thục tăng cao vượt xa tỷ lệ lạm phát, việc tuyển sinh vào các trường đại học công lập trở nên cạnh tranh hơn.[1]

Quản lý[sửa | sửa mã nguồn]

Việc quản lý các hệ thống đại học tiểu bang có nhiều sự đa dạng giữa các bang về cách thức phân bổ quyền lực điều hành giữa các ban quản trị (Board of regents hay Board of trustees), hiệu trưởng hay giám đốc (presidents), chưởng ấn hay hiệu trưởng (chancellors), chủ nhiệm khoa (provosts) và các chức vụ điều hành cấp cao khác.

Một trong những hình thức tổ chức điển hình là Hệ thống Đại học California, với mỗi viện đại học trực thuộc có một chưởng ấn (chancellor) với vai trò quản lý cao nhất. Các chưởng ấn này báo cáo lên hiệu trưởng của toàn hệ thống (system-wide president), người sẽ làm việc trực tiếp với ban quản trị Đại học California (Board of Regents). Một cách tổ chức khác là tiểu bang Kansas, nơi không tồn tại một hệ thống viện đại học chung hay một chức vụ điều hành toàn hệ thống với vai trò giám sát và điều hành đồng thời các viện đại học trong tiểu bang. Thay vào đó, Hội đồng quản trị Kansas (Kansas Board of Regents) sẽ trực tiếp quản lý các hiệu trưởng của toàn bộ các viện đại học công lập trong tiểu bang.[2]

Một số tiểu bang có cách tổ chức tuơng đồng với cả hai hình thức trên, chẳng hạn như Hawaii, IndianaSouth Carolina. Tại các tiểu bang này, người đứng đầu hệ thống đại học toàn tiểu bang cũng giữ quyền điều hành trực tiếp với viện đại học dẫn đầu của hệ thống (flagship campus) cũng như giám sát hoạt động của các viện đại học thành viên khác. Tuy nhiên, thông thường chức vụ lãnh đạo của viện đại học dẫn đầu của hệ thống (flagship campus) có vai trò tách biệt với chức vụ lãnh đạo toàn hệ thống của tiểu bang.[3]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Trải qua quá trình phát triển và thay đổi hệ thống đại học tiểu bang, các danh xưng như Đại học California đã thay đổi ý nghĩa theo thời gian.

  • Trong một số trường hợp, tên gọi của hệ thống đại học tiểu bang cũng thường xuyên được sử dụng một cách không chính thức để ám chỉ đội thể thao hay một viện đại học thành viên, chẳng hạn:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Education System State University”. OPPAGA. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ Kerr, Clark (2001). The Gold and the Blue: A Personal Memoir of the University of California, 1949–1967, Volume 1. Berkeley: University of California Press. tr. 206–218. ISBN 9780520223677.
  3. ^ Loftin, R. Bowen (2018). “Leading a Public Flagship within a State System”. Trong Trachtenberg, Stephen Joel; Kauvar, Gerald B.; Gee, E. Gordon (biên tập). Leading Colleges and Universities: Lessons from Higher Education Leaders. Baltimore: Johns Hopkins University Press. tr. 245–252. ISBN 9781421424934. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2020.