I-7 (tàu ngầm Nhật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu ngầm I-7 vào ngày nhập biên chế, 31 tháng 3, 1937
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi I-7
Xưởng đóng tàu Xưởng vũ khí Hải quân Kure, Kure
Đặt lườn 12 tháng 9, 1934
Hạ thủy 3 tháng 7, 1935
Hoàn thành 31 tháng 3, 1937
Nhập biên chế 31 tháng 3, 1937
Xóa đăng bạ 20 tháng 8, 1943
Số phận
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu ngầm lớp Junsen 3
Trọng tải choán nước
  • 2.231 tấn Anh (2.267 t) (nổi)[1]
  • 3.583 tấn Anh (3.640 t) (lặn)[1]
Chiều dài 109,30 m (358 ft 7 in)[1]
Sườn ngang 9,10 m (29 ft 10 in)[1]
Chiều cao 7,70 m (25 ft 3 in)[1]
Mớn nước 5,26 m (17 ft 3 in)[1]
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 14.000 nmi (26.000 km) ở tốc độ 16 kn (30 km/h; 18 mph) (nổi) [1]
  • 80 nmi (150 km) ở tốc độ 3 kn (5,6 km/h; 3,5 mph) (ngầm)
Tầm hoạt động 800 tấn nhiên liệu
Độ sâu thử nghiệm 100 m (330 ft)[1]
Thủy thủ đoàn tối đa 100 sĩ quan và thủy thủ[1]
Vũ khí
Máy bay mang theo 1 × thủy phi cơ Watanabe E9W
Hệ thống phóng máy bay

I-7 là một tàu ngầm tuần dương phân lớp Junsen 3 (巡潜三型?) bao gồm hai chiếc có khả năng mang máy bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó cùng với tàu chị em I-8 là những tàu ngầm Nhật Bản lớn nhất được hoàn tất trước khi nổ ra xung đột tại Thái Bình Dương. Nhập biên chế năm 1937, nó đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, hỗ trợ cho cuộc tấn công Trân Châu Cảng, càn quét tàu bè tại Ấn Độ Dương, và tham gia các chiến dịch Guadalcanalquần đảo Aleut. I-7 đắm ngoài khơi đảo Kiska thuộc quần đảo Aleut vào ngày 23 tháng 6, 1943, sau một cuộc đụng độ kéo dài với tàu khu trục Hoa Kỳ USS Monaghan.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Junsen III là sự tiếp nối của việc phát triển tàu ngầm sân bay, bắt đầu bằng phân lớp Junsen I Cải tiến với chiếc I-5 có khả năng vận hành một thủy phi cơ trinh sát, và sau đó là phân lớp Junsen II với chiếc I-6 khi được trang bị ngay từ đầu một hầm chứa cùng một máy phóng máy bay. Lớp Junsen III tiếp nối sau đó, bao gồm I-7I-8, cũng có các tính năng tương tự, với ý định sẽ hoạt động trong vai trò soái hạm của hải đội tàu ngầm.[3] Hải quân Nhật muốn kết hợp những ưu điểm của các phân lớp Junsen trước đây với kiểu tàu ngầm Kaidai V. Junsen III là những tàu ngầm sau cùng có các thiết bị máy bay đặt sau tháp chỉ huy; mọi tàu ngầm sân bay Nhật Bản tiếp theo đều bố trí hầm chứa cùng máy phóng ở sàn phía trước.[4]

Junsen III có trọng lượng choán nước 2.267 tấn (2.231 tấn Anh) khi nổi và 3.640 tấn (3.583 tấn Anh) khi lặn,[1] lườn tàu có chiều dài 109,3 m (358 ft 7 in), mạn tàu rộng 9,10 m (29 ft 10 in) và mớn nước sâu 5,26 m (17 ft 3 in).[1] Con tàu có thể lặn sâu 100 m (328 ft)[1] và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 100 sĩ quan và thủy thủ.[1]

Chiếc tàu ngầm trang bị hai động cơ diesel Kampon Mk.1A Model 10 công suất 11.200 mã lực phanh (8.352 kW),[1] mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện 1.400 mã lực (1.044 kW).[1] Con tàu có thể đạt tốc độ tối đa 23 hải lý trên giờ (43 km/h; 26 mph) khi nổi và 8 hải lý trên giờ (15 km/h; 9,2 mph) khi lặn.[1] Khi Junsen III di chuyển trên mặt nước nó đạt tầm xa hoạt động 14.000 hải lý (26.000 km; 16.000 mi) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h; 18 mph),[1] và có thể lặn xa 80 nmi (150 km; 92 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).

Lớp Junsen III có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), tất cả được bố trí trước mũi, và mang theo tổng cộng 20 quả ngư lôi Kiểu 89.[1] Vũ khí trên boong tàu bao gồm hai khẩu hải pháo 14 cm/40 Kiểu năm thứ 11 cùng hai súng máy phòng không 13,2 mm (0,52 in) trên cầu tàu.[1] Nó có thể vận hành một thủy phi cơ trinh sát Watanabe E9W chứa trong hầm chứa và phóng bằng máy phóng phía sau cầu tàu.[1]

Chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

I-7 được đặt lườn tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure tại Kure, Hiroshima vào ngày 12 tháng 9, 1934.[5][6] Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 7, 1935,[5][6] rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 31 tháng 3, 1937.[5][6]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

1937 - 1941[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc nhập biên chế, I-7 được điều động về Quân khu Hải quân Yokosuka.[5][6] Đến ngày 1 tháng 12, 1937, nó được đặt làm soái hạm của Hải đội Tàu ngầm 1 trực thuộc Đệ Nhất Hạm đội, trong thành phần Hạm đội Liên hợp.[5] Nó trở thành soái hạm của Hải đội Tàu ngầm 4 trực thuộc Đệ Nhất Hạm đội vào ngày 15 tháng 11, 1939,[5] và đến ngày 11 tháng 10, 1940, nó nằm trong số 98 tàu chiến và 527 máy bay hải quân Nhật Bản tập trung tại vịnh Yokohama để tham gia cuộc duyệt binh hạm đội lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, nhân kỷ niệm 2.600 năm đăng quang của Thiên hoàng Jimmu.[5][7][8]

I-7 trở thành soái hạm của Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Đệ Lục Hạm đội, trong thành phần Hạm đội Liên hợp, vào ngày 15 tháng 11, 1940.[7][6] Đang khi thực hành cơ động trong vịnh Saeki, nó mắc tai nạn va chạm với tàu ngầm I-166;[5][6] cả hai đều bị hư hại nhẹ.[6] Trong khi vẫn đảm nhiệm vai trò soái hạm của Hải đội Tàu ngầm 2, I-7 nằm trong thành phần Đội tàu ngầm 8, vốn còn bao gồm các chiếc I-4, I-5I-6.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z “Type J3”. combinedfleet.com. 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Campbell (1985), tr. 191.
  3. ^ Boyd & Yoshida (1995), tr. 22.
  4. ^ Boyd & Yoshida (1995), tr. 23.
  5. ^ a b c d e f g h “I-7”. ijnsubsite.com. 23 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ a b c d e f g h Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2017). “IJN Submarine I-7: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ a b Tully, Athony (19 tháng 5 năm 2014). “IJN Seaplane Carrier CHITOSE: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ “2012 Fleet Review” (PDF). Japan Defense Focus. tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2019.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]