Mango, Togo

Mango
—  Thành phố  —
Mango trên bản đồ Thế giới
Mango
Mango
Quốc gia Togo
VùngSavanes
Dân số (2007)
 • Tổng cộng41.464

Mango (trước đây mang tên Sansanné-Mango)[1] là một thành phố ở vùng Savanes, Togo. Vào năm 2007, dân số thành phố là 41.464 người.[2] Mango nằm cách biên giới với Ghana khoảng 26 km về phía tây.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thập niên 1890, thành phố này trở thành một phần của thuộc địa Togoland do Đế quốc Đức quản lý. Vào tháng 1 năm 1895, Hans Gruner đã ký kết một hiệp ước bảo hộ với thủ lĩnh bản xứ của Mango để thám hiểm khu vực này. Đến năm 1914, một trạm điện báo và cơ sở nghiên cứu khí tượng đã được thành lập tại đây.[3] Mango là trung tâm hành chính của vùng Savanes cho đến cuối những năm 1970, khi vị trí này bị thay thế bởi Dapaong.[1]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Mango nằm cách thủ phủ vùng Dapaong khoảng 75 km, gần vườn quốc gia Kéran. Vị trí này cách mực nước biển 252 m (830 ft).[4] Sông Oti đóng vai trò cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Mango có khí hậu xavan (phân loại khí hậu Köppen Aw).

Dữ liệu khí hậu của Mango
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 40.9 41.9 44.4 42.1 41.0 38.0 36.0 34.2 34.4 37.2 39.0 39.6 44,4
Trung bình cao °C (°F) 36.0 37.8 39.1 38.0 35.5 32.2 30.5 29.5 30.6 32.9 35.7 35.6 34,5
Trung bình ngày, °C (°F) 26.8 29.4 31.5 31.4 29.6 27.5 26.4 26.0 26.4 27.9 27.9 26.7 28,1
Trung bình thấp, °C (°F) 18.0 21.0 24.4 25.3 24.1 22.5 21.9 21.9 21.6 21.7 19.4 18.1 21,5
Thấp kỉ lục, °C (°F) 12.1 15.0 18.0 18.2 18.9 18.8 18.8 19.5 17.4 17.8 14.5 13.8 12,1
Giáng thủy mm (inch) 0.23
(0.0091)
4.13
(0.1626)
28.58
(1.1252)
66.07
(2.6012)
106.12
(4.178)
136.62
(5.3787)
195.87
(7.7114)
236.70
(9.3189)
235.51
(9.272)
69.10
(2.7205)
5.53
(0.2177)
3.40
(0.1339)
1.087,9
(42,831)
Độ ẩm 27 28 40 58 69 78 83 85 84 77 54 35 59
Số ngày giáng thủy TB (≥ 1.0 mm) 0 1 2 4 7 10 12 14 15 6 0 0 71
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 270.0 247.1 253.9 237.3 250.1 214.4 169.4 147.2 171.7 256.2 271.4 257.7 2.746,4
Nguồn #1: Deutscher Wetterdienst[5]
Nguồn #2: NOAA[6]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố này là một trung tâm thương mại lớn trong vùng. Các mặt hàng được buôn bán chủ yếu là gia súclạc.[1]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Mango nằm trên tuyến đường chính dẫn đến nước láng giềng Burkina Faso. Thành phố cũng có một sân bay nhỏ.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Mango tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  2. ^ “The World Gazetteer”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013.. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2007
  3. ^ Julius Zech: Sansane-Mangu Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, in: Heinrich Schnee (Hrsg.): Deutsches Kolonial-Lexikon, Band III, Leipzig: Quelle & Meyer 1920, S. 251f.
  4. ^ Maps, Weather, and Airports for Sansanne-Mango, Togo
  5. ^ “Klimatafel von Mango (Sansane-Mango) / Togo” (PDF). Baseline climate means (1961–1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “Sansanne–Mango Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2018.
  7. ^ Thông tin về Sansanné-Mango, Togo (DXMG) ở Great Circle Mapper. Dữ liệu được cập nhật lần cuối vào tháng 10 năm 2006.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • André Prost, La langue des Anufom de Sansanné-Mango (Togo), Université de Dakar, 1964?, 80 p.