Taking the knee

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cầu thủ đội bóng bầu dục Washington Football Team quỳ gối trước trận đấu với Oakland Raiders tháng 9 năm 2017

Taking the knee (tạm dịch quỳ gối) là hành động biểu tượng phản đối phân biệc chủng tộc trong đó một người quỳ gối xuống đất. Hành động này bắt nguồn từ cầu thủ bóng bầu dục Mỹ Colin Kaepernick ngày 1 tháng 9 năm 2016 để lan tỏa thông điệp về các vấn đề bất bình đẳng sắc tộc và bạo lực cảnh sát tại Hoa Kỳ, bắt đầu cho một loạt các cuộc biểu tình quốc ca.[1] Cử chỉ này cũng lan sang một số môn thể thao ở những quốc gia khác, bao gồm bóng đá ở Anh, và đã xuất hiện ở những ngữ cảnh khác trên toàn thế giới, như các cuộc biểu tình Black Lives Matter.[1][2]

Biểu tình quốc ca Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Cử chỉ này bắt đầu từ một trận đấu bóng bầu dục Mỹ năm 2016, trong đó Colin Kaepernick và người đồng đội 49ers Eric Reid quyết định quỳ gối trong lễ hát quốc ca, kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề bất bình đẳng sắc tộc và bạo lực cảnh sát.[3]

"Sau hàng giờ suy nghĩ cẩn thận, và cả một chuyến thăm của Nate Boyer, một cựu Lính mũ nồi xanh và từng là cầu thủ NFL, chúng tôi quyết định rằng nên quỳ, thay vì ngồi,... trong lễ hát quốc ca, như một hành động biểu tình ôn hòa," Reid nói. "Chúng tôi chọn quỳ bởi đó là một cử chỉ tôn trọng. Tôi nhớ đã nghĩ tư thế đó giống như treo cờ rủ để đánh dấu một bi kịch".[3]

Trong mùa bóng năm 2016, một số cầu thủ khác cũng quỳ gối trước trận đấu.[4] Hành động quỳ gối trở nên nổi tiếng sau khi Tổng thống đương nhiệm Trump lên án nó trong một cuộc vận động tháng 9 năm 2017, cho rằng đó là một hành động chống lại quốc ca và quốc kỳ Mỹ, và kêu gọi các chủ sở hữu đội bóng NFL đuổi những cầu thủ "khốn nạn" thực hiện nó. Đáp lại, hơn một trăm cầu thủ NFL bắt đầu quỳ gối trong những tuần tiếp theo, cùng với cả những vận động viên và khán giả của các môn thể thao khác.[4]

Trong bóng đá[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ của FC KrasnodarChelsea F.C. quỳ gối trước một trận đấu UEFA Champions League tháng 10 năm 2020

Trong suốt mùa giải bóng đá Anh 2020–21, hành động quỳ gối được nhiều câu lạc bộ thực hiện trước khi bóng lăn, khiến một số người hâm mô la ó.[5][6][7] Tháng 9 năm 2020 Middlesbrough nói họ sẽ dừng việc quỳ gối này.[8] Tháng 12 năm 2020, các cầu thủ từ MillwallQPR nói họ sẽ không quỳ gối, mà thay vào đó là đứng đan tay với nhau.[9] Đến tháng 2 năm 2021 những đội khác đã dừng việc này, bao gồm Brentford,[10] trong khi những cầu thủ như Wilfried Zaha nói họ cũng sẽ không quỳ gối nữa.[11] Zaha trở thành cầu thủ Ngoại hạng Anh đầu tiên không quỳ gối.[12] Derby County dừng quỳ gối từ tháng 3 năm 2021.[13]

Ngày 8 tháng 6 năm 2021, trước một trận đấu giao hữu giữa HungaryCộng hòa Ireland, các cầu thủ Ireland bị khán giả Hungary chế giễu vì quỳ gối trước khi bóng lăn.[14]

Đội tuyển quốc gia Anh quỳ gối trước các trận đấu UEFA Euro năm 2021,[15] dẫn đến sự la ó của một số khán giả.[16][17][18][19] Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Lee Anderson nói rằng anh không xem những trận của Anh trong giải đấu vì hành động này, tin rằng "đại đa số những fan la ó đêm trước không phân biệt chủng tộc" và cho rằng họ "nhiều khả năng [...] không chia sẻ quan điểm Marxist của BLM".[20][21] Giám đốc điều hành của Kick It Out Tony Burnett coi những lời kêu la phản đối là ví dụ của sự phân biệt sắc tộc trong bộ môn này.[22] Liên đoàn Bóng đá Anh sau đó kêu gọi người hâm mộ tôn trọng quyết định quỳ gối của các cầu thủ.[23]

Tháng 7 năm 2021, Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Steve Baker nói chính phủ nên ủng hộ việc các cầu thủ quỳ gối,[24] sau khi Thủ tướng Anh Boris JohnsonBộ trưởng Nội vụ Priti Patel từ chối lên án những người đã la ó.[25][26][27] Keir Starmer, Lãnh đạo phe Chống đối và lãnh đạo của Đảng Lao động, nói các cầu thủ Anh "đã làm điều đúng khi quỳ gối".[28]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Black Lives Matter: Where does 'taking a knee' come from?”. BBC News. ngày 18 tháng 6 năm 2020 – qua www.bbc.co.uk.
  2. ^ “What's taking the knee and why was it an issue at Euro 2020?”. ngày 13 tháng 7 năm 2021 – qua www.bbc.co.uk.
  3. ^ a b Reid, Eric (ngày 25 tháng 9 năm 2017). “Opinion | Eric Reid: Why Colin Kaepernick and I Decided to Take a Knee”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ a b Garber, Megan (ngày 24 tháng 9 năm 2017). “They Took a Knee”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ “Wayne Rooney hits out at Millwall fans' 'disgraceful and mindless' behaviour in booing BLM gesture”. The Independent. ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  6. ^ “Minister decries Millwall fans who booed players for taking a knee”. The Guardian. ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ “Cambridge fans' jeers for knee protest 'embarrassing' - Mark Bonner”. BBC Sport. ngày 15 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ “Britt Assombalonga explains why Middlesbrough's players have decided to stop taking a knee”. The Northern Echo. ngày 28 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ “Millwall and QPR players to stand arm-in-arm in 'show of solidarity' before Tuesday's match”. BBC Sport. ngày 8 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “Brentford to stop taking a knee but reiterate support of anti-discrimination projects”. BBC Sport. ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ “Wilfried Zaha: Crystal Palace forward will stop taking the knee before matches”. BBC Sport. ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ “Wilfried Zaha: Crystal Palace forward is first Premier League player not to take a knee”. BBC Sport. ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ “Derby County: Wayne Rooney's Rams decide to stop taking a knee”. BBC Sport. ngày 6 tháng 3 năm 2021.
  14. ^ “Chiedozie Ogbene calls for Uefa action after Ireland players booed for taking a knee in Hungary”. BBC Sport. ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ “Southgate, PM & FA condemn player abuse”. BBC Sport. ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.
  16. ^ “England taking the knee: Why some fans say they are booing players”. BBC News. ngày 7 tháng 6 năm 2021 – qua www.bbc.co.uk.
  17. ^ Conway, Ryan (ngày 3 tháng 6 năm 2021). 'Why should I support violence?' Answering the objections to taking a knee”. The Athletic.
  18. ^ Burt, Jason (ngày 8 tháng 6 năm 2021). “Jordan Henderson: Taking the knee and racism - and why Roy Keane was wrong”. The Telegraph – qua www.telegraph.co.uk.
  19. ^ John Sinnott (ngày 9 tháng 6 năm 2021). “Euro 2020: Football's coming home, but taking a knee divides England fans”. CNN.
  20. ^ “Taking the knee: Tory MP Lee Anderson admits he is 'annoyed' about boycotting Euros final over the gesture”. inews.co.uk (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  21. ^ Locker, Joseph (ngày 5 tháng 6 năm 2021). “Nottinghamshire MP Lee Anderson will not watch 'beloved England' in Euro 2020 after players take knee”. Nottinghamshire Live. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  22. ^ “England players being booed for taking a knee considered 'a racist act' by officials, according to senior football administrator”. Sky Sports. ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  23. ^ “Uefa Euro 2020: Respect England players' wishes over taking a knee, says FA”. BBC Sport. ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  24. ^ “Conservative MP Steve Baker urges party to back players taking the knee”. ngày 14 tháng 7 năm 2021 – qua www.bbc.co.uk.
  25. ^ “Boris Johnson refuses to condemn fans booing England taking the knee”. The Guardian. ngày 7 tháng 6 năm 2021.
  26. ^ “Priti Patel says fans have right to boo England team for 'gesture politics' of taking the knee”. The Independent. ngày 14 tháng 6 năm 2021.
  27. ^ “Everything Boris Johnson and Priti Patel said about taking the knee”. The Independent. ngày 13 tháng 7 năm 2021.
  28. ^ Starmer, Keir (ngày 12 tháng 6 năm 2021). “Keir Starmer: 'Southgate's squad were right to take the knee - they show best of England'. Daily Mirror.

Bản mẫu:Black Lives Matter