Thảo luận:Bạch Mi quyền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi 88.84.218.245 trong đề tài Lưu thảo luận

Lưu thảo luận[sửa mã nguồn]

Xin hỏi quý vị yêu thích võ thuật. Có ai biết gì về Kim Cương quyền ở Vân nam không? Tôi thấy Bạch Mi quyền có kình pháp rất giống môn này. Xin cám ơn. Sufi.88.84.218.245 (thảo luận) 21:07, ngày 27 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cám ơn anh Hai Gừa Miền Tây đã chỉ giáo, tôi có xem lại các tài liệu dịch thuật các môn võ Trung Hoa thì thấy ngoài Bạch Mi phái, một số môn quyền thuật cũng có nguyên lý phù trầm thốn thổ nhưng tôi chưa thấy diễn luyện nên không biết có giống Bạch Mi quyền hay không, anh xem bài Bạch Mi phái bằng tiếng Anh cùng nằm trong bài này (tiếng Việt) phía bên trái phần ngôn ngữ khác có ghi là Fou (Float) là phù là nổi lên, Chum (Sink) là trầm là hạ thấp xuống, Tun (Swallow) là thốn là thâu vào, and Tou (Spit) là thổ là phóng ra. Có lẽ thầy của tôi không biết tiếng Hoa nên nghe thầy Tăng Huệ Bác không rõ vậy, xin cảm ơn anh.
Tiện đây tôi xin phép anh cho tôi mang bài thơ của anh viết về sư tổ Bạch Mi vào trong bài được không ? Mà bài thơ này tôi rất thích, ý nghĩa cao thâm, tứ thơ rất nho nhã mà lại ẩn ý hết sức hào hùng khí đảm:
Học hảo công phu năng thủ kỹ (học võ thì phải năng luyện tập trau dồi)
Anh hùng bán điểm bất khi nhân
Bạch Mi truyền thụ chân diệu thủ (Bạch Mi sư tổ đã truyền thụ chân tông tinh hoa quyền pháp rồi)
Sùng Sơn Thất nội khai kỳ công (tại Sùng Sơn Thất sư tổ đã khai tâm cho đệ tử đời sau huyền công đó)
Tôi có thắc mắc hỏi anh, câu hai tôi không rõ nghĩa bán điểm là gì ? Tôi xin mạn phép giải nghĩa câu hai: Người Anh hùng thật sự thì không tự cao khinh người dù chỉ bằng cái nhìn nửa con mắt, xin anh chỉ giáo và cho vài ý kiến mở mắt. Câu bốn có ghi địa danh Sùng Sơn Thất, mà trong tiếng phổ thông núi Tung Sơn tại tỉnh Hà Nam phiên âm sang tiếng Anh là núi Songshan tại tỉnh Heinan, vậy Sùng Sơn có phải là Tung Sơn, và Thất có phải là núi Thiếu Thất một trong những ngọn núi trong dãy Tung Sơn ở Hà Nam, sở dĩ gọi chùa Thiếu Lâm vì nó xây phía sau bìa rừng (Lâm) trên núi Thiếu Thất nên gọi là Thiếu Lâm.
Lê Long - Shaolin Kungfu 02:48, ngày 21 tháng 9 năm 2007

Hỏi anh Hai Gừa Miền Tây thêm chút xíu[sửa mã nguồn]

Chào anh Hai Gừa Miền Tây! Cảm ơn anh đã trả lời, tôi không biết tiếng Hoa nên giờ anh nói thôn chứ không phải thốn. Tôi muốn hỏi anh lại câu 4 về địa danh nhưng không thấy anh giải thích nên nay hỏi lại:
  • Câu bốn có ghi địa danh Sùng Sơn Thất, mà trong tiếng phổ thông núi Tung Sơn tại tỉnh Hà Nam phiên âm sang tiếng Anh là núi Songshan tại tỉnh Heinan, vậy Sùng Sơn có phải là Tung Sơn, và Thất có phải là núi Thiếu Thất một trong những ngọn núi trong dãy Tung Sơn ở Hà Nam, sở dĩ gọi chùa Thiếu Lâm vì nó xây phía sau bìa rừng (Lâm) trên núi Thiếu Thất nên gọi là Thiếu Lâm.
  • Tôi có nhớ có tài liệu nói rằng khi Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến bị tiêu diệt bởi nhà Thanh, Bạch Mi sư tổ đã có thời gian về Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam tạm ẩn cư, có lẽ bài thơ này ra đời trong giai đoạn này ? Xin anh giải thích thêm cho.

Tôi muốn hỏi anh điều này, chỉ sợ anh phật ý, vậy nên xin lỗi anh trước nếu có chi thất thố, tôi có ý hỏi anh có muốn thăm thầy Hà Châu để chân diện mục về con người thật bên ngoài của thầy ? Nếu anh đồng ý thì tôi sẽ đưa anh đi thăm thầy, một người rất vui tính và cởi mở. Sở dĩ tôi hỏi anh là vì thầy cũng lớn tuổi rồi (83) và chưa biết sẽ còn thọ thêm bao lâu nữa, hiện tại trí óc vẫn còn minh mẫn và tự lái xe Honda đi lại được.

Còn điều cuối cùng tôi xin hỏi anh: Các bài quyền mà tôi ghi ra: 1. Thạch Sư Ông, 2. Đại Tam Vấn, 3. Cửu Bộ Thối, 4. Tam Công, 5. Thập Bát Ma, 6. Tứ Mã Liên Hoàn có nằm trong 20 bộ mà anh đã nói hay 6 bộ này chỉ do Trương Sư Phụ soạn ra chứ không phải trong 20 bộ gốc của Bạch Mi quyền nguyên thủy. Thầy Tăng Huệ Bác nói chỉ có 8 bộ, tôi chỉ học có 6 bộ thôi. Nay anh nói mới vỡ đầu ra nhiều điều.
Thầy tôi giải thích Phù là Phù kình, Trầm là trầm kình, Thôn là thôn kình, và Thổ là thổ kình. Tôi chỉ biết có thế, nếu sai xin anh chỉ giáo vậy. Mời anh xem thêm Jacques Nguyễn Quí (ở Paris) giải thích bằng cách click chuột trái vào đây : Phù trầm thôn thổ, theo Jacques Nguyễn Quí giải thích thì đây là cách phát kình trong tầm ngắn (đoản kiều) của các phái võ Thiếu Lâm tỉnh Phước Kiến như Vịnh Xuân quyền, Đường Lang Nam phái và một số môn Bắc Thiếu Lâm như Tâm ý bảThái cực quyền Trần Gia Lão giá cũng có, Nguyễn - hiện là người chuyên nghiên cứu võ thuật Trung Hoa - giải thích nguyên lý phù trầm thôn thổ như sau:
- sự di chuyển của trọng tâm thân thể từ chân sau tới chân trước,
- sự chuyển động của eo,
- sự co duỗi của cột xương sống,
- sự mỡ ra và khép lại của lòng ngực.

Chỉ thiếu điều cấm kỵ mà anh nói là tả hữu xuất kiên (vai không được nhô ra phía trước hay chồm tới trước khi phóng kình). Nguyễn và nhiều người khác dùng chữ Thốn chứ không phải Thôn như anh nói, có lẽ do phiên âm không đúng vì họ không phải người Hoa và thông thạo tiếng Hoa. Nguyên lý phù trầm thôn thổ này giống như nguyên lý Hàm Hung Bạt Bối trong Thiếu Lâm quyềnThái cực quyền, nhiều người lầm lạc tưởng rằng gù lưng khi xuất quyền do hai chữ Hàm Hung (ngực ngậm lại, thóp lại một chút) và Bạt Bối (là căng lưng ra chứ không phải cong lưng lại, vì khi căng lưng ra cột sống cũng phải giữ luôn ngay thẳng chứ không cong) trong khi vẫn phải Trầm Kiên (hạ vai thấp xuống không nhô ra phía trước hay nhô vai cao lên) và Trụy Trửu (cùi chỏ không giơ cao khỏi nách). Muốn thực hiện Hàm Hung Bạt Bối phải Hư Linh Đỉnh Kình (xương sống và đầu cổ xuống tới gót chân phải luôn ngay thẳng) thì mới tập trung khí lực mà hóa kình. Một số môn đồ Hồng quyền La Phù Sơn của Lý Hồng Thái (con của cụ Đức) đã làm sai Hàm Hung Bạt Bối thành ra gù lưng thì thật là kinh khủng!!!

Vậy thôi xin chào anh, mong anh hồi âm.
Một lần nữa xin cảm ơn anh đã chỉ giáo dù rằng tôi và anh cùng đồng môn Bạch Mi phái, anh thuộc hàng bậc thầy của tôi mà cứ khiêm tốn mãi! Lê Long - Shaolin Kungfu 05:27, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Cảm ơn anh Hai Gừa Miền Tây đã chỉ cho biết tên chính xác vì thông tin này tôi lấy từ trang web của võ đường Việt Anh Môn của võ sư Trần Ngọc Đỉnh (sinh năm 1951, người Việt Nam, từ miền Bắc Việt Nam vào Sài Gòn năm 1954) là học trò của Diệp Quốc Lương, nay nhờ anh chỉ rõ rất cảm ơn anh. Trong bài có chỉ đường link trang web võ đường Việt Anh Môn và cách vào bài Bạch Mi phái.
Cảm ơn anh Hai Gừa Miền Tây đã trả lời.

Trước nhất xin trả lời anh về chữ thốn, thốn có nghĩa là nhỏ theo các tài liệu Vịnh Xuân quyền tức là thốn kình là kình phát trong tầm ngắn, nhưng tôi thấy nếu như vậy thì không đúng, và thôn thì đúng hơn vì thôn là thâu vào, gom vào (có lẽ như nghĩa thôn tính). Theo tôi hiểu thì Bạch Mi quyền thường hay dùng thân pháp trồi lên hụp xuống nên có phù trầm kết hợp thôn thổ là tay quyền phóng ra thu vào theo thân pháp phù trầm, đó là đặc trưng kỹ pháp của Bạch Mi quyền mà không có bộ quyền thuật Trung Hoa nào có như Bạch Mi phái, khi tập các bộ Cửu Bộ ThốiThạch Sư Ông tôi rất thích nguyên lý này (Phù phóng tiêu chỉ, rồi trầm phóng phụng nhãn chùy). Không hiểu giải nghĩa như thế có đầy đủ chưa, nếu sai xin anh chỉ giáo, tôi xin bái anh làm thầy vì tôi kém hơn anh nên anh không cần ngại chuyện chỉ điểm tôi, xưa kia thầy và trò có khi còn đồng tuổi nhau hoặc trò còn lớn hơn thầy nữa mà, đây anh có khi lại lớn tuổi hơn tôi không chừng, hơn nữa nếu anh có chỉ điểm cho tôi thì các bậc tôn sư cũng không bắt lỗi anh được vì tôi cũng là người trong Bạch Mi phái, nghĩa là đồng môn với anh. Còn về thứ bậc trong môn phái chắc là anh hơn tôi một vài bậc.

Về nguyên lý tả hữu xuất kiên mà anh cho là tối kỵ thì tôi hiểu thế này: sau khi quan sát đoạn phim do tôi đưa vào bài bởi những người khác diễn luyện (họ là người Quảng Đông đó anh à! Không phải Việt Nam đâu!) thì hiểu ra cái sai mà anh nói, trong Thiếu Lâm quyền có yếu quyết ngoại kiên bất kháng nghĩa là hai tay chỉ hoạt động trong phạm vi tối đa là khoảng cách hai vai làm chuẩn, nghĩa là không cho hai tay vung rộng ra ngoài vai cho nên đối phương đánh bên ngoài không gian ngoài hai vai thì không cần đỡ gạt, như vậy tả hữu xuất kiên chắc là hai tay không đưa cùi chỏ quá ra ngoài vai khi diễn luyện hay ứng dụng.
Tôi đã liên lạc với Bạch Mi phái Quảng Châu và Bạch Mi phái Quảng Đông, và xin họ cho phép sử dụng một số hình ảnh các bậc tiền bối trong Bạch Mi phái, đoạn thư tiếng Anh ở bên dưới anh có thể đọc, họ cho biết là có thể sử dụng được, mời anh vào xem lại bài Bạch Mi quyền, tôi có đưa một số hình ảnh về chùa Nam Thiếu LâmThiếu Lâm Tung Sơn vào bài để minh họa, có cả địa chỉ website của các dòng Bạch Mi phái tại Quảng Đông mà trong đó họ có những đoạn video clip để xem nữa.

Cảm ơn anh đã chỉ giáo tôi. Còn những yếu quyết khác mong anh chỉ điểm thêm, như tam kỵtứ tượng mà anh nói, để tôi không luyện sai đường tông pháp của Bạch Mi quyền. Nếu anh không mở mắt cho tôi, chắc là từ giờ đến chết tôi thật sự không hiểu hết tinh túy của Bạch Mi quyền. Dù anh chưa dạy tôi Bạch Mi quyền khi nào, nhưng những lời chỉ điểm của anh cũng đủ đã là thầy của tôi rồi. Nếu anh ngại nói ra ở đây thì đây là địa chỉ email của tôi: lelongdec2004@yahoo.com, nói riêng với anh, nếu ai chưa học Bạch Mi quyền thì dù anh có đưa yếu quyết ra cũng chẳng hiểu nổi, ngay người đã học rồi chưa chắc đã hiểu nữa là. Mong anh chỉ giáo, vài lời cảm tạ thành kính gửi đến anh và các bậc tôn sư trong Bạch Mi phái. Lê Long - Shaolin Kungfu 01:59, ngày 1 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thật tình xin cảm ơn anh và không biết nói gì hơn nữa. Anh đã chỉ giáo cho tôi hiểu ra rất nhiều điều cao thâm của Bạch Mi quyền, và tên các vị Đại tông sư của Bạch Mi phái. Từ khi còn thiếu niên khi học Thiếu Lâm quyền, tôi rất thích luyện quyền Bạch Mi phái vì tính chiến đấu và thực dụng, động tác không màu mè hoa lá cành, nhưng điều tôi thích nhất là kỹ thuật vận khí phát kình trong tầm ngắn của Bạch Mi quyền. Nếu Thiếu Lâm quyền luyện các động tác căn bản của quyền pháp thì Bạch Mi quyền luyện tính bén nhạy và thăng hoa trong quyền pháp. Tôi thích nhất là kỹ thuật đoản kiều của Bạch Mi phái như đã nói trên, rất hữu dụng và phải nói là bổ sung rất nhiều cho kỹ thuật kiều thủ (tiếng Quảng Đông đọc là Kìu Sẩu, người Trung Hoa dịch nghĩa sang tiếng AnhBridge Hand) và trường kiều trong Hồng quyền của Chí Thiện thiền sư và Hồng Hy Quan. Cảm ơn anh rất nhiều. Xin gửi đến anh và các bậc tôn sư Bạch Mi phái lòng thành kính sâu xa nhất.
Xin phép anh cho hỏi thêm về võ sư Hồ Lê Nguyên Khôi và Lương Y Lưu Phước Thành của Bạch Mi phái nhưng tôi không biết họ thuộc dòng nào, có cùng dòng với võ sư Lai Quý Đình và Huỳnh Thiệu Long không? Xin anh chỉ cho biết võ đường của họ ở đâu được không? Tôi muốn tìm hiểu thêm về tất cả các dòng trong Bạch Mi phái để viết lịch sử Bạch Mi phái thật chính xác và đầy đủ. Xin cảm ơn anh trước nhờ anh chỉ giáo. Lê Long - Shaolin Kungfu 02:00, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

ày

Cảm ơn tấm lòng nhiệt thành của anh, có một điều tôi muốn nhờ anh nhưng rất áy náy sợ rằng có điều chi thất thố! Tôi đang muốn học thêm Bạch Mi phái từ nơi anh, nhưng anh lại bận quá và không dám đảm nhận vai trò này, tôi muốn nhờ anh giúp có thể chỉ tôi biết tôi có thể tìm ai để học thêm mà anh biết vị tôn sư đó đúng chính tông Bạch Mi phái không hề bị lai căn các môn khác. Thật tình xin lỗi anh khi tôi phải nói ra điều này! Sợ rằng anh giận tôi mà thôi! Xin thật lòng cảm ơn anh! Ngàn lần cáo lỗi trước cho lời đề xuất nhờ anh giúp đỡ! Vì tôi cũng lo ngại Bạch Mi phái sẽ bị thất truyền không có truyền nhân tâm huyết gìn giữ. Lê Long - Shaolin Kungfu 05:06, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cảm ơn anh đã nhiệt tình với những đề xuất của tôi. Tôi cũng đã cố gắng tìm nhưng vì tôi là một Việt Nam nhân nên chắc khó tiếp cận được các Thầy người Hoa. Do vậy không biết đến khi nào mới có thể gặp đựơc Chân Sư như anh thì thật là may mắn. Dù sao cũng xin cảm ơn anh đã chỉ giáo ra nhiều điều. Tôi có một vài người học trò người Hoa mà tôi dạy Anh văn nên cũng nhờ tìm giúp nhưng họ cũng bó tay! Vậy thôi xin chào anh và chúc anh luôn vui vẻ và may mắn trong cuộc sống. Lê Long - Shaolin Kungfu 09:33, ngày 10 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi mạn phép xen vào câu chuyện hai anh Lê Long và Hai Gừa Miền Tây. Theo Nguyễn Quí Jacques, trong võ thuật, Thốn kình và Trầm phù thôn thổ là hai từ khác nhau, tuy dính liền. Thốn kình 寸勁 (Cun jing theo Pinyin) là kình phát huy từ một thốn. Tay cách mục tiêu rất ngắn (thốn) nhưng lúc đòn công chạm đối thủ đủ lực để tàn phá mục tiêu. Còn Trầm phù thôn thổ (hay Phù trầm thôn thổ) 沉浮吞吐 (Chen fu tun tu theo Pinyin, hay Fu chen tun tu) là nguyên lý phát lực xử kình. Khá nhiều môn phái Trung Hoa áp dụng nguyên tắc này. Môn phái miền Bắc dùng danh từ khác. Trong tài liệu xưa của môn Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, có đoạn văn diễn tả cách phát kình này. Một thí dụ: trong bài Cửu bộ thối của Bạch Mi, ta có thấy lực đó trong hai thế Song trừu kình 雙抽勁 và Song thôi chưởng 雙推掌. Hai anh có thể xem ảnh của Trương Lể Tuyền trong sách Pak Mei Kung Fu (trang 26, 27) của H. B. Un (Anh, 1974). Một thế khác là Bối kiếm 背劍 (ảnh trang 36) tiêu biểu cho hai từ trầm và thổ. Phù trầm thôn thổ không nhứt thiết dùng trong lúc cận chiến. Taratata 00:42, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chào anh Taratata, rất hân hạnh được gặp anh, trước tiên xin cảm ơn anh đã chỉ giáo cho tôi và đóng góp ý kiến với anh Hai Gừa Miền Tây. Tôi đang bận nên chỉ đánh vội vài dòng xin anh có thể chỉ cho biết rõ tên đầy đủ của cuốn sách mà anh vừa nêu ra, kể cả tên nhà xuất bản tại quốc gia nào, năm nào xuất bản, tên tác giả là gì, viết bằng ngôn ngữ nào. Mong anh hồi âm. Đây là địa chỉ email của tôi nếu anh ngại trao đổi trên trang thảo luận này: lelongdec2004@yahoo.com , chúng ta sẽ thảo luận với anh Hai Gừa Miền Tây tại email chung (sẽ gửi cc cho người kia nếu hai người thảo luận với nhau), anh có đồng ý không? Rất mong sự chỉ giáo của anh! Chúng tôi đều say mê Bạch Mi quyền vì sự biến ảo của môn này, xin thọ giáo anh nhiều hơn nữa!
Tài liệu Bak Mei Kung Fu by H.B. Un (1974) mà anh Taratata chỉ ra tôi có thấy trên Internet quảng cáo rồi, viết bằng tiếng Anh. Xin phép hỏi anh rằng anh đang ở Việt Nam hay ở đâu khác. Nếu anh có tài liệu này in năm 1974 vậy tôi đoán chắc anh cũng đã lớn tuổi và nghiên cứu võ thuật rất lâu rồi vậy. Tôi muốn xin phép anh để có bản photo tài liệu trên có được không? Tôi nghĩ nếu là bản tiếng Anh thì chắc là các bậc thầy Bạch Mi phái đã cho phép phổ truyền ra ngoài. Nếu có gì thất thố mong anh bỏ qua. Anh có thể cho chúng tôi biết anh xuất thân là môn phái nào được không? Cảm ơn anh nhiều. Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 01:11, ngày 14 tháng 12 năm 2007

Tham khảo và liên kết ngoài[sửa mã nguồn]

  • Cái nào là tham khảo,
  • Cái nào là liên kết ngoài.
  • Việc viết về một môn phải võ Trung Hoa nhưng tham khảo nguồn tiếng Pháp và việc đưa "Bài không còn giữ đúng nguyên gốc" liệu có làm thoả mãn người đọc không không?
  • Tại sao có dấu ? và! trong bài.
  • Tại sao một số chữ viết đậm, không tuân thủ quy định wiki về cẩm nang văn phong.
  • "Câu chuyện này phải nói rõ ra rằng là một sự bịa đặt" vậy tại sao viết nhiều chuyện bịa thế mà không cho người ta thấy ai khẳng định đó là bịa. Lưu Ly 04:24, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Truyền thuyết về Bạch Mi[sửa mã nguồn]

Xem phần thuyết thứ nhất đoạn gần cuối có giải thích các môn đồ Bạch Mi phái và Hồng Gia quyền đều không nhận câu chuyện này là có thật, chỉ có một số ít không rõ rồi truyền tụng trong dân gian ở miền nam Trung Hoa. Tôi vừa là môn đồ của Bạch Mi phái và Hồng Gia quyền Hồng Hy Quan và cả Hồng Gia La Phù Sơn không thấy có tài liệu nào nói thế cả dù đã cất công truy tìm hư thực. Lê Long - Shaolin Kungfu 06:50, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Dấu ! và dấu ? chẳng lẽ trong văn bản không được quyền viết thế.Lê Long - Shaolin Kungfu 06:57, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tại sao lại nói về "quyền"? Trong khi người đọc là tôi đang thắc mắc, vì sao những dấu đó đưa vào để làm gì, theo luật/quy định chính tả nào? Nếu đúng là có luật hay quy định xin cho tôi biết để học hỏi. Lưu Ly 07:49, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Nguyễn Thanh Quang đã ủng hộ đường link Hakka Kuen, vì tôi chưa có thời gian chuyển nội dung bài này trong Wiki từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Nếu anh đọc bài này sẽ thấy nội dung có liên quan đến Bạch Mi phái, trong bài Bạch Mi phái tiếng Anh tại Wiki có đề cập Trương Lễ Tuyền khi học Bạch Mi quyền có học cả Khách Gia quyền và người Hẹ hiện nắm giữ nhiều bài bản kỹ pháp của Bạch Mi nhất. Cảm ơn anh. Lê Long - Shaolin Kungfu 06:57, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Không có chi, tôi chỉ hướng dẫn anh về cú pháp tạo một liên kết đến các WP ngoại ngữ khác như thế nào. Anh có thể xem lịch sử trang để nắm vững hơn cách người khác sử dụng mã wiki ra sao. Chúc anh chóng thành thạo Wiki và có nhiều đóng góp về võ thuật. Nguyễn Thanh Quang 07:00, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về hình ảnh của trang Bạch Mi phái Quảng Châu, tôi không dám tải lên WP tiếng Việt vì chưa rõ tình trạng bản quyền thế nào. Anh thử email cho họ "m@aaron.net.au" để hỏi thông tin bản quyền và xin sử dụng xem. Nguyễn Thanh Quang 07:14, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã gửi email cho họ, khi nào họ trả lời và cho phép tôi sẽ thông báo cho anh hay biết, hy vọng là được, vì tôi cũng là môn đồ Bạch Mi phái của dòng Trương Lễ Tuyền. Lê Long - Shaolin Kungfu 07:20, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mời Lưu Ly xem bài Lịch Sử Bạch Mi Phái bản tiếng Anh tôi vừa đưa vào mục tham khảo dưới bài. Lê Long - Shaolin Kungfu 07:13, ngày 25 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thư trả lời cho phép sử dụng ảnh Trương Lễ Tuyền[sửa mã nguồn]

Sau đây là nội dung cho phép sử dụng ảnh Trương Lễ Tuyền (Cheung Lai Chuen) tại trang web của

Lịch Sử Bạch Mi Phái Quảng Châu

,mà tôi đã trao đổi ý kiến.


Date: Tue, 25 Sep 2007 17:22:26 +1000

To: "GISH" <nvhcmt2002@yahoo.com>

From: "Matthew Aaron" <m@aaron.net.au>

Subject: Re: Image of Cheung Lai Cheun


Hi,

Most of the images I have on the website are public domain. I'm not the one to give permission or deny it.


But, thank you for asking.


Cheers

Matthew Aaron


Honorrable Grand Masters of Pak Mei Pai,

I am a disciple of Pak Mei from Cheung Lai Cheun in Viet Nam, now I would like to post Grand Master Cheung Lai Cheun into my research in Wikipedia. May I have permission to use this image?

Thank you in advance for your consideration

Yours sincerely, Long Le

Lê Long - Shaolin Kungfu 01:41, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khi nào họ trả lời đồng ý thì pm, và chuyển tiếp thư đó cho người quản lý. Tôi sẽ giúp truyền ảnh lên và đưa vô bài. Lưu Ly 01:48, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)

Anh không thấy trong thư họ nói họ đưa ảnh này ra để thuộc về công chúng (public domain) rồi, nghĩa là họ đồng ý cho công chúng sử dụng. Lê Long - Shaolin Kungfu 01:52, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhờ anh chuyển giúp nội dung thư tiếng Anh ở trên mà tôi đã trao đổi cho người quản lý Server và cả nội dung trao đổi giữa tôi và anh tại đây. Tôi là người chịu trách nhiệm trực tiếp bài Bạch Mi quyền do chính tôi viết. Lê Long - Shaolin Kungfu 02:01, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Anh có thấy rằng họ (những môn đồ Bạch Mi phái Quảng Châu ở Trung Quốc) trả lời thư rất khiêm tốn và có tinh thần giao hảo rất tốt với công chúng không? Điều này trái với môn qui của Bạch Mi phái là rất bí mật và không giao lưu với công chúng bên ngoài như anh Hai Gừa Miền Tây ở trên chẳng hạn. Lê Long - Shaolin Kungfu 02:10, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái cần thiết là chuyển tiếp là thư đó cho một thành viên quản lý wiki. Sau khi người đó xác nhận, tôi hoặc ai đó cũng có thể giúp được bạn. Lưu Ly 02:24, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vậy bạn Lưu Ly chuyển dùm tôi thư trên cho người quản lý Wiki. Cảm ơn Lưu Ly trước. Lê Long - Shaolin Kungfu 03:03, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong trang web này Lịch Sử Bạch Mi Phái Quảng Đông cũng của Bạch Mi phái Quảng Châu có đầy đủ các hình của các vị tiền bối Bạch Mi phái, nhờ bạn Lưu Ly làm luôn một thể. Lê Long - Shaolin Kungfu 03:11, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạch Mi đạo nhân[sửa mã nguồn]

Phần viết về Bạch Mi đạo nhân nên tóm gọn lại cho cân đối với các đề mục khác và chuyển chi tiết sang bài riêng. Các hình ảnh về chùa nếu dùng được thì chuyển bớt qua bài chùa Thiếu Lâm hoặc các chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến trong (chùa Thiếu Lâm (định hướng)) cho phù hợp với trọng tâm. Nguyễn Thanh Quang 04:53, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý với Nguyễn Thanh Quang rằng phần 3 thuyết về Bạch Mi đạo nhân nên viết thật gọn và đưa toàn bộ nội dung chính của phần đó sang bài Bạch Mi đạo nhân. Khương Việt Hà 09:23, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Cảm ơn anh đã cung cấp thêm thông tin. Xin phép anh cho đoạn này được đưa vào bài chính. Phần nguyên lý võ công xin để các bậc danh sư bàn luận, tôi không dám bàn sâu e có điều thất thố với các bậc thầy, chỉ xin giới thiệu một vài nguyên lý cơ bản và lịch sử võ công chút ít so với bề dày thật sự. Lê Long - Shaolin Kungfu 04:23, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi, nguồn tham khảo, cần thiết phải được chú thích vào bài. Lưu Ly 04:30, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

-

Tóm lại theo tinh thần wiki, những thông tin nào được viết tại đây thì cần có nguồn tham khảo kiểm chứng được. Nhưng cái gì là của riêng, là bí mật, là không công khai, là không kiểm chứng được sẽ bị nghi ngờ và có thể bị xoá đi. Sự nghi ngờ này không phải chứng tỏ điều đó không đúng, mà vì nó không kiểm chứng được. Những thông tin của Hai Gừa Miền Tây có thể có ích cho ai đó đang tìm hiểu, và wiki cũng muốn đưa thông tin vào bài, dĩ nhiên khi có nguồn tham khảo thích hợp, còn nếu không nó sẽ mang tính "kể chuyện" nhiều hơn và nơi đây có lẽ không là nơi thích hợp cho những câu chuyện này. Xin cám ơn. Lưu Ly (thảo luận) 07:45, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời


Xin đọc câu đầu tiên của trang thảo luận: Đây là trang thảo luận để thảo luận về việc cải tiến bài viết Bạch Mi quyền. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. Lưu Ly (thảo luận) 08:52, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy tôi xin mời Lưu Ly có thể góp phần cải tiến bài viết về Bạch Mi Quyền bằng cách nêu tên những vị Truyền Nhân của môn phái Bạch Mi được không ạ ?!Hai Gừa Miền Tây.

Vâng, nhân bất thập toàn. Tôi không biết. Nhưng nếu anh biết, xin anh cho nguồn dẫn kiểm chứng được nếu muốn thông tin đó đưa vào bài. Và tôi, sẽ cải tiến bài theo quy định của wiki. Lưu Ly (thảo luận) 14:36, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời


n:Tôi đưa ý kiến này sang biểu quyết. Lưu Ly (thảo luận) 14:40, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Biểu quyết[sửa mã nguồn]

Đoạn viết về ĐÀM LUẬN VÕ CÔNG PHÁI BẠCH MI do Hai Gừa Miền Tây cung cấp ở trên cần biểu quyết có nên để trong bài hay không khi chiếu theo quy định của wiki về Thông tin kiểm chứng được. Theo HGMT: Người kiểm chứng phải là những bậc Thầy. Vậy trong wiki có bao người là bậc thầy xin kiểm chứng giúp.

Xoá
  1. Xóa, vì tôi không là bậc thầy. Nếu để sẽ tạo tiền lệ cho những bài thuộc lĩnh vực khác vì không ai dám xưng là bậc thầy cả.Lưu Ly (thảo luận) 14:40, ngày 27 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Giữ
Ý kiến khác
  • Lưu Li không trả lời được câu hỏi của tôi về Bạch Mi Quyền,vậy thì Anh dựa vào đâu để đề nghị xóa?không thuyết phục!Hai Gừa Miền Tây
    Hoặc một ai đó sẽ kiểm chứng và phát biểu, và nếu không có ai kiểm chứng được thì nên xoá. Xin mời HGMT đọc quy định của wiki về Thông tin kiểm chứng được. Xin cám ơn.Lưu Ly (thảo luận) 05:55, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Rất tiếc là phải nói chuyện với người gọi tôi là mất lịch sự. Nhưng xin HGMT nhớ cho, trong wiki, việc thảo luận là tự do, không cần xin phép, miễn thảo luận đó làm tăng chất lượng bài viết. Nguồn tham khảo cần đưa vào bài, tức là câu chữ đó, nội dung đó được viết trong nguồn nào, có uy tín không, có được xuất bản không... và có phù hợp theo quy định của wiki không. Việc kiểm chứng không phải để chứng minh vấn đề đó đúng sai, vì đó không phải là việc của wiki, mà việc kiểm chứng để chứng minh rằng tài liệu đó có thật và viết như thế. Tránh những trường hợp như "Theo báo cáo mật từ CIA, ông A đã ra lệnh giết ông B" (Theo nguồn mật của CIA, lưu tại CIA, tài liệu này chưa được công bố hay tiết lộ cho công chúng)...Lưu Ly (thảo luận) 08:11, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
    Và lại phải xin lỗi HGMT, nếu HGMT vào đây chỉ để "thảo luận cho vui" (như HGMT đã viết bên trên) chứ không phải vì mục đích làm tăng chất lượng bài thì tôi dừng thảo luận với HGMT vậy.Lưu Ly (thảo luận) 08:18, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Lưu Ly muốn thảo luận với tôi cái gì?biet cai gi ve vo cong bach mi chua?.Hai Gừa Miền Tây.
    Đã trả lời tại Thảo luận Thành viên:58.186.175.197. Lưu Ly (thảo luận) 08:51, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Một thành viên vô danh và ký là "Hai Gừa Miền Tây" viết "Lưu Li đã đem bài này ra biểu quyết,thái độ này là không tôn trọng tôi...", xin hãy tìm hiểu về Wikipedia trước khi có các phát biểu như trên. Tại Wikipedia không có bài nào là của bất cứ một ai và nhiều bài đã được mang ra biểu quyết xóa vì các lý do khác nhau, trong đó lý do không có nguồn dẫn chứng là một lý do quan trọng. Mang một bài viết về đề tài X ra biểu quyết không có nghĩa đánh giá trị nhỏ cho đề tài X đó và cũng không có nghĩa là đánh giá trị nhỏ cho người viết bài X đó, mà chỉ có nghĩa là xem xét bài X có theo đúng tiêu chuẩn và sự chấp nhận của cộng đồng hay không. Vì một bài viết không thuộc bất cứ người nào nên cái "tự ái của người viết" là cái tự ái không đúng chỗ. Ngoài ra, viết mà không có nguồn dẫn chứng thì ai muốn viết sao cũng được. Thí dụ, tôi viết là Bạch Mi quyền có gốc từ một bộ lạc tại Nam Phi và đó là một điều bí mật mà sư phụ tôi trước khi chết đã cho biết nhưng không cho phép phổ biến ra ngoài, có ai muốn tranh cãi với tôi không?!! Mekong Bluesman (thảo luận) 14:19, ngày 28 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman là ai?biet gi ve vo cong bach mi chua?.Hai Gừa Miền Tây.

  • "Mekong Bluesman là ai?", tôi là một thành viên tại đây đã từ lâu. Tôi biết thành viên Lưu Ly cũng tại đây từ lâu nhưng không lần nào nói chuyện hay gặp mặt.
  • "Tôi có yêu cầu các Người đưa vào bài viết chính không?", xin hãy tìm hiểu cách làm việc tại Wikipedia trước khi hỏi câu đó. Đây là một bách khoa toàn thư "mở", sự yêu cầu hay không yêu cầu của một người khác là không cần thiết khi viết bài -- có ai yêu cầu Hai Gừa Miền Tây viết vào bài này không?
  • "Cái gì là tự ái hả Mekong Bluesman?" Cái mà một người tự nhận một bài (hay một số bài) là của mình và, do đó, bảo thủ hay chống đối các thay đổi đến bài đó vì lý do không "tôn trọng người viết", tuy rằng sự chống đối đó là đi ngược lại tinh thần "mở" của Wikipedia.
  • "Anh có biết truyền nhân đời thứ sáu của môn này tên gì không?ở đâu?Anh trả lời được thì hả nói chuyện với tôi,còn không thì đừng nói tôi là vô danh là tự ái,như vậy là không tôn trọng người khác.Người có học võ công phải biết lễ và từ tốn.Nếu Anh biết tên truyền nhân này và dám nói bài viết đó là không có ích thì tôi lại Anh luôn,không dám thảo luận nữa!" Những câu hỏi và câu nói này là hoàn toàn không liên quan đến những gì tôi thảo luận bên trên. Xin chú ý là đến thời điểm này chỉ có một số IP vô danh ký là Hai Gừa Miền Tây khẳng định sự hiểu biết về đề tài này -- trong khi tôi không và chưa nói về sự hiểu biết của tôi hay của một người khác. Tôi chỉ viết "Mang một bài viết về đề tài X ra biểu quyết không có nghĩa đánh giá trị nhỏ cho đề tài X đó và cũng không có nghĩa là đánh giá trị nhỏ cho người viết bài X đó, mà chỉ có nghĩa là xem xét bài X có theo đúng tiêu chuẩn và sự chấp nhận của cộng đồng hay không."
  • "Bài viết đó từ tác giả là truyền nhân thứ sáu,các Anh thấy có ích và tin thì để,không tin thì xóa đi.tự các anh đưa vào bài chính chứ tôi không có đưa." Vậy mà khi đề nghị đưa ra biểu quyết lại có người chống đối vì lý do "không tôn trọng người viết".
Mekong Bluesman (thảo luận) 18:09, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
"Tôi nói cho Anh biết ,Người biết võ công ,khi họ nhìn một đoạn văn viết về võ công là biết nó có giá trị hay nói xạo rồi." Đọc câu trên đã làm tôi có 2 câu hỏi:
  • Những người không biết về đề tài X sẽ tìm đến Wikipedia để tìm hiểu về đề tài đó, khi họ đọc tại đây là X có nguồn gốc tại Nam Phi (một câu do tôi viết nhưng không có dẫn chứng) thì họ phải tin vào cái câu đó sao? Hay là họ phải hỏi là bài X có nguồn dẫn chứng đáng tin hay không?
  • Khi tôi viết về đề tài X mà không nói nguồn thì làm sao biết được là tôi giỏi về X hay dốt về X? Có người giỏi về một đề tài mà vẫn không biết cách viết hay giải thích về đề tài đó; có người dốt về một đề tài nhưng vẫn viết vì các lý do tuyên truyền niềm tin chính trị, tôn giáo, vì các lý do tài chính hay lý do cá nhân nào đó.
Do đó cái yêu cầu của Wikipedia về nguồn dẫn chứng là gần như tuyệt đối. Vì nếu không có nó thì tôi sẽ vào trong bài và viết "Bạch Mi quyền có gốc từ Nam Phi" để tạo nên một cuộc tranh cãi không có kết luận ... vì tôi sẽ nói đó là kiến thức bí mật đưa ra từ sư phụ của tôi trước khi chết nên không ai có thể xóa bỏ nó được, trong khi người muốn xóa bỏ thì sẽ nói là sư phụ của họ nói khác. Khi cả hai đều không có nguồn dẫn chứng thì kết luận sẽ là gì?!!
Mekong Bluesman (thảo luận) 18:09, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman!Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi!vị truyền nhân thứ sáu là ai?Tên Người này là có thật nên tôi mới hỏi Anh và đó cũng là nguồn của bài viết đó.Bài viết này tôi để ở phần thảo luận,Anh Lê Long rất lịch sự xin đem vào bài chính,rồi Lưu Li cũng đề nghị:"theo tôi,nguồn tham khảo,cần thiết phải được chú thích vào bài".Anh rõ chứ? Anh ví dụ:"Thí dụ, tôi viết là Bạch Mi quyền có gốc từ một bộ lạc tại Nam Phi và đó là một điều bí mật mà sư phụ tôi trước khi chết đã cho biết nhưng không cho phép phổ biến ra ngoài, có ai muốn tranh cãi với tôi không?!!".Nếu Anh hỏi à bài viết đó là của ai,có nguồn từ đâu vậy HGMT ? thì tôi sẵn sàng trả lời cho Anh biết,còn như cách nói chuyện như phần thảo luận không hoa mỹ chút nào nên tôi hỏi Anh cho biết có phải Anh thật sự biết về môn Bạch Mi Quyền,đóng góp được gì cho bài viết hay là chỉ sọt vào nói năng lung tung.Tôi nói cho Anh biết bao giờ Anh trả lời được câu hỏi của tôi thì tôi sẽ đưa nguồn chứng minh.Còn như không biết thì nói năng thận trọng một tí,ông bà xưa ta thường nói:"biết thì thưa thốt,không biết thì..."."Vinh dự cao cả nhất là biết phục người khác"."Hai Gừa Miền Tây.

"Mekong Bluesman!Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi!vị truyền nhân thứ sáu là ai?" Tôi không biết vị thứ sáu là ai, nhưng tôi biết vị thứ bốn là sư phụ của tôi{{cần dẫn chứng}}.Mekong Bluesman 14:34, ngày 30 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Xem lịch sử:

Lưu Ly (thảo luận) 08:58, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời


  • Vậy là, những IP kí tên Hai Gừa Miền Tây và những người viết trong bài đã không cung cấp về nguồn dẫn của đoạn viết trong bài, do đó đoạn đó sẽ bị xoá đi mà không cần thông qua biểu quyết.
  • Những đóng góp của IP kí tên Hai Gừa Miền Tây cho thấy do chưa tìm hiểu kỹ cách làm việc trong wiki nên những đóng góp đó chưa đủ điều kiện đưa vào bài chính.
  • Những câu nói mang tính công kích cá nhân, những câu hỏi mang tính thách đố bên trên không phù hợp với thảo luận, Lưu Ly và Mekong Bluesman sẽ không để bụng chuyện này nhưng mong những người viết dưới tên Hai Gừa Miền Tây hãy tìm hiểu wiki (trên tinh thần nhập gia tuỳ tục) để đóng góp cho wiki nhiều hơn. Lưu Ly 03:30, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman! đây là câu trả lời kiểu tự ái!nói càng,Anh càng nói móc thì giá trị của Anh càng thấp!trẻ em vẫn có cách trả lời khôn ngoan hơn!. Tôi nghĩ những bậc có am hiểu về võ công Trung Hoa khi vào đây đọc những trang thảo luận này họ sẽ cười anh!vì anh không biết gì về võ công mà lại không biết cách hỏi chuyện,những người như vậy không có ích chi cho tiền đồ môn phái,tôi không cần trả lời.Hai Gừa Miền Tây.

Trong các câu tôi viết bên trên, tôi không hỏi mà tại sao người ký tên Hai Gừa Miền Tây lại "không cần trả lời"?!! Mekong Bluesman 04:37, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Mekong Bluesman!Anh xem lại cách thảo luận của Anh,và các vị khác xem sẽ rõ?tôi không thảo luận cùng Anh nữa!Hai Gừa Miền Tây.
Tôi xin trả lời Lưu Li!Tôi viết lại bài dịch đó,Anh Lê long thấy hay nên lịch sự xin đưa vào bài chính,và Lưu Li cũng đã nói:"theo tôi,nguồn tham khảo,cần thiết phải được chú thích vào bài".Giờ tôi không đưa nguồn cho những người đố kỵ biết.Cứ theo tinh thần wiki mà tiến hành.Thân chào!Hai Gừa Miền Tây.
Mekong Bluesman đúng là nói càng "khi phát biểu vị thứ bốn là sư phụ của tôi". Tại sao HGMT được quyền nhận xét thế, bởi MB không "nói có sách, mách có chứng", tôi đồng ý. Nhưng tại sao HGMT và IP nào đó cứ yêu cầu mọi người tin đó là thật trong khi không đưa ra sách hay chứng ??!! Tôi có thể tin đó là thật, nhưng người đọc sẽ nghĩ thế nào? Nói càn, nói sai...và nói không có chứng cứ nó rất...gần nhau. Trong trường hợp này, câu của MB hay HGMT sẽ đều được đưa vào bài nếu có nguồn dẫn chứng. Lưu Ly 05:42, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
Sự khác biệt giừa hai trường hợp là sau đây: 1. Câu của Mekong Bluesman viết có tiêu bản "Cần dẫn chứng" đi sau (cái mà tôi đã đặc biệt thêm vào khi tôi viết) và, do đó, sẽ bị xóa nếu không đưa ra dẫn chứng (không cần phải biểu quyết). 2. Câu của các người ký là Hai Gừa Miền Tây cũng không đưa ra dẫn chứng nhưng khi đề nghị đưa ra biểu quyết xóa (chưa xóa, chỉ biểu quyết) thì có các IP tranh cãi cuồng nhiệt và nghĩ đó là không "tôn trọng người viết"!!! Như vậy thì cái tôn trọng quy luật của Wikipedia nằm ở đâu? Mekong Bluesman 06:00, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời
"để biết Hai Gừa Miền Tây không phải là tên nói dóc,xạo,bịa" thì HGMT và Lê Long phải có mặt thường xuyên để trả lời cho người đọc !? nếu họ quan tâm, mà việc này là không thể, theo tôi là vậy. Đến lúc đó, người ta cho rằng wiki nói mà không có nguồn dẫn để kiểm chứng? Chẳng nhẽ chú thích trong bài:"Thông tin này do thành viên A cung cấp, nếu không tin hỏi thành viên B" Lưu Ly 01:12, ngày 3 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin chào các sư huynh, sư tỉ ở box võ thuật. Đệ là 1 người rất đam mê võ thuật Trung Hoa, đã theo dõi các bài viết & thảo luận về võ thuật rất lâu rồi, nhưng vì kiến thức và kungfu có hạn, nên không dám vào viết bài hay bàn cãi gì cả. Qủa thất những bài viết về Thông Bối, Phiên Tử, Nam Quyền, Bạch Mi... rất hay và bổ ích, cho thấy kiến thức thâm hậu của tác giả. Đó là cả 1 quá trình nghiên cứu tìm hiểu lâu năm cộng với niềm đam mê bất tận đối với võ học! Khâm phục, khâm phục! Đọc "thảo luận Bạch Mi quyền", đệ rất thích những đọan trao đổi kiến thức về Bạch Mi với nhau (mặc dù, những kiến thức này là rất nhỏ bé trong Bạch Mi quyền phổ), nhưng nó giúp ích rất nhiều cho những người còn mơ hồ về Bạch Mi như đệ. Trứơc đây, đệ chỉ sưu tầm được 1 vài clips trên youtube như BachMiVietnam: Cửu bộ thoái, Thập Bát Ma - Thạch Sư Ông do các võ sư TQ biểu diễn... nhưng cũng không hiểu nguyên lý vận động trong Bạch Mi cho lắm, nay mới vỡ ra được nhiều điều hay. Bái phục, bái phục! Nhưng có 1 điều đệ muốn góp ý với các huynh tỉ: Càng đọc các phần thảo luận gần đây, đệ càng thấy có 1 chút thất vọng. Đệ luôn biết ơn và xem các huynh tỉ như những người thầy (mặc dù chưa bao giờ biết mặt), bổ sung kiến thức về Kungfu Trung Hoa cho đệ rất nhiều. Nhưng có vẻ, cái tôi của các huynh tỉ còn quá lớn. Kungfu mười mấy năm khổ luyện mà chỉ cần 1 câu nói kích, mặt mày đã phừng phừng, sẳn sàng đốp chát lại đến cùng. May mắn, đây chỉ là forum, chứ nếu gặp nhau mặt giáp mặt, chắc có người đã sử dụng đến "phụng nhãn chùy".... Kiến thức võ thuật chì là 1 phần rất rất nhỏ bé trong kho tàng kiến thức của nhân loai, có thể anh thâm hậu trong kiến thức về Bạch Mi (hay võ học nói chung), nhưng về lĩnh vực khác thì anh mù tịt. Vì vậy, sửng cồ với nhau chỉ vì 1 câu nói (có lẽ chỉ là vô ý), có đáng không ? Tiếc thay, tiếc thay! Sư phụ, võ sư bây giờ rất nhiều, ta đã là ai trong số họ ? Quan trọng nhất là cách ứng xử giữa con người với nhau, đó mới là mục đích cao nhất của người luyện võ. Thành thật xin lỗi nếu có làm ai phật lòng, nhưng như đã nói, đệ thấy hơn thất vọng nên mới viết những dòng này. Mong các huynh tỉ thứ lỗi và hy vọng tiếp tục thảo luận trên tinh thần thượng võ. Nhân tiện, đệ có 1 câu hỏi, thắc mắc đã lâu, mong huynh tỉ góp ý: Đệ có mua 1 số sách võ, trong đó có nói đến võ sư Ngọc Tuấn - Kim Nhất Phi, viết sách về các bài quyền: Mai Hoa quyền, Hùynh Long xuất trận... thuộc Thiếu Lâm Nam Phái. Nhưng hoàn toàn không biết ông là ai ? võ đường ở đâu ? Thiếu Lâm Nam Phái này là thế nào ? Rất mong sự chỉ giáo. Cảm tạ, cảm tạ! TrucLien (thảo luận) 08:38, ngày 20 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thật ra mà nói cho đến bây giờ rất khó xác định các môn võ trong khu vực Đông Nam Á (Việt, Miên, Lào) có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam hay Nam Thiếu Lâm, chỉ có môn Karate Hakutsuru (Không Thủ Đạo Bạch Hạc Phái) thuộc chi lưu của Đại Sư Matsumura là một nhánh phân lưu trong trường phái Karate Shuri-te Okinawa là có tài liệu tương đối rõ ràng cho biết nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Tôi đã thảo luận với Anh Nguyễn Quí Jacques ở Paris nhiều lần, chúng tôi đều khẳng định rằng nguồn gốc và sự liên hệ giữa các võ phái xưng danh từ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam hay Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến rất mơ hồ, ai cũng tự xưng từ Thiếu Lâm, điều này chúng ta tạm chấp nhận đi, vì quyền xuất tại yêu (2 tay quyền khởi phát tại eo bộ) là truyền thống kỹ pháp của Thiếu Lâm Quyền xưa nay, chỉ trừ vài môn như Vịnh Xuân quyềnBạch Mi Quyền là đi ra ngoài truyền thống mà thôi. Còn chuyện bút chiến thì tôi xin thưa tôi không quan tâm, nếu có phạm phải nguyên tắc tại Wikipedia này thì tôi xóa phần đó đi để khỏi tranh cãi, và điều quan trọng nhất là không làm mất lòng tin của các bạn đọc, vì chúng tôi (những người nghiên cứu võ thuật Trung Hoa) chỉ muốn viết những gì có thể cung cấp cho các bạn yêu võ thuật là chân lý thật sự chỉ dành cho những người có tâm huyết, đam mê và cống hiến bất vụ lợi theo tinh thần khách quan khoa học mà anh Nguyễn Quí Jacques đã theo đuổi trong hơn 30 năm qua. Còn chuyện đi sâu vào nguyên tắc kỹ pháp từng võ phái, xin tạm dừng lại không dám lạm bàn sâu vào địa hạt các bậc chân sư, mà chỉ muốn cung cấp cho các bạn những kiến thức nền tảng cơ bản nhất của võ thuật Trung Hoa.Lê Long - Shaolin Kungfu (thảo luận) 09:51, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời