Thảo luận:Kinh tế Việt Nam Cộng hòa/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi Lumiraty trong đề tài Dịch vụ

Viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng hòa (1955-1975)[sửa mã nguồn]

VNCH có khoảng 20 triệu dân. Nếu mỗi người dân nhận 1 triệu USD viện trợ, tổng số tiền viện trợ sẽ là 20.000 tỷ USD, cao gấp 2 lần GDP của Mỹ ngày nay, đừng kể là 40 năm trước. Nếu mỗi người nhận 12 triệu, thì đừng kể nước Mỹ, cả thế giới còn không đủ trả. Nguyễn Hữu Dng 15:28, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Buồn cười quá!!! Lại giống bài Cuộc di cư Việt Nam, 1954 lần trước. Và làm ơn ghi chú trị giá tiền của VNCH.--Sparrow 15:45, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu lấy số 5,77 tỷ tổng cộng như bài cho biết và chia cho 20 triệu người thì mỗi người nhận 288,5 USD. Đủ làm triệu phú Việt Nam nhưng chưa đủ làm triệu phú Mỹ. Nguyễn Hữu Dng 16:38, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đã thấy chỗ "buồn cười" này từ khi đọc tài liệu tham khảo để viết bài này. Nhưng vì số liệu được Đặng Phong trích dẫn nguồn rất cẩn thận, nên tạm thời cứ đưa vào đã. Khi nào tiếp cận được tài liệu gốc sẽ tính sau.--Bình Giang 03:04, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không có tài liệu gốc, nên tôi đang nhờ người bạn đang hoc bên Úc kiểm tra giùm về số liệu trên. Bạn nào có khả năng tiếp cận tài liệu Douglas Dacy (1988), Foreign Aid, War and Economic Development, South Vietnam 1955-1979, Cambridge University Press, làm ơn kiểm tra giúp tôi thì tốt quá.--Bình Giang 03:27, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hệ thống thư viện đại học California có quyển này (năm trong tựa là 1955-1975, xb. 1986), nhưng phải lấy ở chỗ hơi xa. Tôi đã kêu em gái tôi mượn giùm bằng interlibrary loan, chắc sẽ nhận được một copy tuần tới. Trong lúc chờ kiểm tra lại (bạn có thể liên lạc với Đặng Phong được không?), tôi nghĩ nên tạm dời thông tin bình quân ra, chứ trừ khi VNCH chỉ có vài ngàn dân, con số này không thể xảy ra. Nguyễn Hữu Dng 04:06, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đồng ý. Tạm gỡ mục Viện trợ của Mỹ khỏi bài để kiểm tra lại số liệu.--Bình Giang 08:41, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bài này tôi nghĩ rất quan trọng. Rất nhiều người muốn tìm hiểu về nền kinh tế VNCH, một thời được coi là giàu có. Khi nào bài được viết đầy đủ, số liệu được tham khảo nguồn tin cậy, tôi nghĩ nên đề cử làm bài chọn lọc. Một lời ủng hộ tới bạn Bình Giang!--Sparrow 09:55, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viện trợ này chắc đã bao gồm viện trợ quân sự chứ không phải là viện trợ kinh tế.

Nếu có tài liệu phân ra % viện trợ quân sự, tiêu dùng chính phủ và viện trợ kinh tế, viện trợ phát triển kinh tế, viện trợ đào tạo nhân lực thì người đọc sẽ hiểu rõ hơn viện trợ Hoa Kỳ. Ngoài ra cần có thêm số liệu % viện trợ hoàn lại và viện trợ không hoàn lại.

Viện trợ của phe xã hội chủ nghĩa lên đến hàng tỷ đôla tiền mặt chuyển vào Nam để mua hàng tại chỗ cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế miền Nam. Do cung ngoại tệ tăng, đồng tiền VNCH trở nên cao giá, phải in thêm tiền phục vu nhu cầu lưu thông (gây ra lạm phát) đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của VNCH, tăng nhu cầu nhập khẩu gạo và hàng tiêu dùng phục vụ bộ đội GPMN, nên cũng cần kể đến số liệu viện trợ này vì nó sử dụng ở miền Nam làm thay đổi cán cân tài khoản vãng lai.Xuxi 11:06, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Số liệu về viện trợ cho vay và viện trợ không hoàn lại thì có ạ, em sẽ tính toán thêm để đưa vào. Còn số liệu viện trợ trong cái bản ở bài chính hiện nay đúng là mới chỉ có viện trợ kinh tế thôi. Số liệu tổng viện trợ kinh tế và tổng viện trợ quân sự có ở đây. Theo một số tài liệu thì viện trợ quân sự qua những đường nhất định cũng có tác động đến kinh tế, nhưng không tính toán được cụ thể nên em không trình bày số liệu, sẽ chỉ nhắc đến theo kiểu định tính thôi.--Bình Giang 11:56, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cải cách ruộng đất[sửa mã nguồn]

"Để khuyến khích nông nghiệp phát triển và xoa dịu bộ phận dân cư ở nông thôn, chính quyền đã triển khai lại cải cách ruộng đất dưới cái tên chương trình Người cày có ruộng vào năm 1970 với mục tiêu cấp không 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân. Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 75 vạn hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất. Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Đời sống của nông dân được cải thiện": chính sách nhà nước VNCH giúp cho 5 triệu nông dân (hơn một phần tư dân số) cải thiện phần nào đời sống trong lúc đất nước đang có chiến tranh sao lại đánh giá là xoa dịu? Có phải việc cấp không đất cho nông dân chỉ là vì mục đích chính trị của VNCH mà thôi, nhằm làm cho nông dân bớt ủng hộ cộng sản mà chống chính quyền VNCH, khi viện trợ tài chính cho VNCH cấp không đất cho nông dân người Mỹ có nhắc tới mục tiêu này hay không?Xuxi 11:06, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cái từ xoa dịu ở trong bài được dùng với hàm ý để làm bớt thái độ không bằng lòng với chương trình cải cách điền địa mà chính quyền ông Diệm làm chưa tốt. Mục về giai đoạn 1955-1965 có nhắc tới điều đó. Cá nhân em nghĩ rằng mục đích thu hút nông dân về phía mình và làm họ rời xa đối phương của chính phủ cũng có thể có (tội gì không làm), nhưng không có dẫn chứng, nên em không dám đưa vào bài.--Bình Giang 12:15, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mục đích luật "Người Cày Có Ruộng" không nhằm "Thu hút nông dân về phía mình" mà là để giảm bớt sự bất công. Đề nghị tác-giả nói rỏ hơn về luật này: Người tá-điền được đương-nhiên làm chủ phần đất mà họ đang canh-tác như một người làm công. Chủ điền được Chinh-phủ trả tiền cho phần đất đó đúng theo thời giá. Xin nói thêm là trong buổi lể ký Luật Người cày có ruộng, Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu có nói "Hôm nay là ngày sung-sướng nhất đời tôi", vì người Việt Nam không ai mất gì cả, chỉ có Mỹ mất thêm một mớ tiền mà thôi.Tudiendongphuong 14:47, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Đường lối cải cách ruộng đất này đã để lại hai phần ba diện tích đất canh tác của VNCH trong tay tầng lớp địa chủ. Do đó, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sau này phải làm lại cải cách ruộng đất". vì sao chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải làm lại cải cách ruộng đất? Không cải cách thì nông dân làm loạn?
"Để khuyến khích nông nghiệp phát triển và xoa dịu bộ phận dân cư ở nông thôn, chính quyền đã triển khai lại cải cách ruộng đất dưới cái tên chương trình Người cày có ruộng vào năm 1970 với mục tiêu cấp không 1,5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho nông dân. Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 75 vạn hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất.": Hoa Kỳ hỗ trợ chương trình Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970) bình quân 1USD/người. Nếu chỉ viện trợ bình quân 1USD/người và chỉ với 5 triệu USD mà đạt kết quả tương đương một cuộc cách mạng ruộng đất mà không có đổ máu thì chương trình này quá thành công. Vì sao tầng lớp địa chủ không nổi loạn. Truong Thi Ly (thảo luận)

Cần bổ sung[sửa mã nguồn]

Vai trò của Hoa kiều rất quan trọng ở vùng Đông Nam Á, kể cả ở Việt Nam Cộng hòa, họ nắm bao nhiêu % nền kinh tế VNCH, họ lũng đoạn kinh tếđầu cơ tích trữ về mặt cung cấp lúa gạo, hàng tiêu dùng, nguyên liệu, buôn lậu kể cả vận chuyển tiền và hàng cho MTGPMNVN thế nào? Hoa kiều có ảnh hưởng thế nào đến cuộc chiến tranh Việt Nam trên mặt trận kinh tế?

Tiền VNCH do nước nào in, có bảo chứng không, liệu có thể đem tiền VNCH đổi lấy tiền bảo chứng hay là sau 1975 thì đốt bỏ. Bài cũng cần có bảng tỷ giá hối đoái theo từng năm để nhiều người cần tra cứu thì có số liệu.

Bài này nói về lịch sử kinh tế VNCH nhưng lại bắt đầu từ năm 1955 thì vẫn còn thiếu sót, nếu được nên bổ sung thêm số liệu kinh tế, dân số trước 1954 để xem từ lúc nào thì VNCH hồi phục sau chiến tranh.

Ảnh hưởng của việc di cư 1 triệu người năm 1954 lên 10 triệu dân miền Nam về các nhu cầu đất nông nghiệp, xây dựng, phát triển đô thị, ngân sách tái định cư, nguồn lực lao động, thất nghiệp vv...

Do nhu cầu chiến tranh nguồn lực dành cho quân đội ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế, số liệu lao động được đào tạo nghề và tỷ lệ thất nghiệp cũng cần có để hiểu thêm thời kỳ này.

Số liệu khôi phục và xây dựng sơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm qua các năm?

Thành viên nào có tài liệu xin trả lời giúp? Xuxi 11:06, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Về vai trò của Hoa Kiều cũng như các như các bổ sung cần thiết mà Xuxi khuyên, em thừa nhận là cần thiết và sẽ tìm hiểu thêm. Bác nào có tư liệu nhất là số liệu thống kê, thì cho em hoặc chỉ cho em với. Không có tư liệu, thì dù thấy cần thiết nhưng em cũng bó tay.--Bình Giang 12:15, ngày 28 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tựa[sửa mã nguồn]

Nên sửa lại tựa là Kinh tế Việt Nam Cộng Hoà chăng? --80.47.19.146 13:40, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tán thành tên bài Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:41, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viết về một quá khứ và đề cập đến quá trình phát triển qua các giai đoạn thời gian thì dùng "lịch sử kinh tế" vẫn chính xác hơn về mặt sử dụng từ ngữ. Hơn nữa, bài này đang được viết theo cách tiếp cận của môn Sử kinh tế. Nếu tên bài là dài khiến sau này viết các liên kết trong khó khăn, chúng ta có thể đổi hướng từ Kinh tế Việt Nam Cộng Hòa tới bài này (cách này chỉ nên áp dụng cho riêng trường hợp VNCH thôi. Với các nước khác, bài kinh tế nước A và lịch sử kinh tế nước A là hai bài riêng. Xem Kinh tế Nhật BảnLịch sử kinh tế Nhật Bản để so sánh).--Bình Giang 13:22, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không nghĩ vậy. Nếu bạn viết về Kinh tế Yamato, bạn sẽ không cần viết tên bài là Lịch sử kinh tế Yamato vì Yamato thuộc về giai đoạn lịch sử riêng biệt. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:31, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thaisk nói cũng đúng. Tôi tham khảo bên tiếng Anh thấy các bài về lịch sử kinh tế Liên Xô, lịch sử kinh tế Nam Tư, lịch sử kinh tế Đông Đức, Tiệp khắc họ cũng không dùng "lịch sử" trong tựa bài. Nhưng cũng có bài en:Economic history of the Ottoman Empire và có trang en:Economy of the Ottoman Empire đối hướng tới bài trên.--Bình Giang 13:56, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đến đây thì tôi không còn chắc chắn với ý kiến của mình nữa, có lẽ phải nhờ các nhà ngôn ngữ học. Có thể "lịch sử kinh tế" (economic history hay history of the economy) nói về các điểm khởi đầu của một nền kinh tế, không nhất thiết phải nói đến các diễn biến hay và kết cục của nó. Nhưng một điều tôi cảm thấy lôgic là không cần thêm từ lịch sử vào tất cả các sự kiện sự việc đã xảy ra và đã kết thúc. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 14:47, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài này có thể đổi thành Kinh tế Việt Nam Cộng hòa không nhỉ vì nội dung về bức nền kinh tế VNCH trong gần 20 năm.Genghiskhan (thảo luận) 23:57, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý với Genghiskhan. "Kinh tế Việt Nam Cộng hòa" là ngắn và nói đúng nội dung của bài, từ "lịch sử" là, tôi nghĩ, không cần thiết vì Việt Nam Cộng hòa không còn nữa nên không phải viết về "hiện đại kinh tế Việt Nam Cộng hòa". Mekong Bluesman (thảo luận) 01:39, ngày 19 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu nhiều người cho rằng tựa bài nên là "Kinh tế Việt Nam Cộng hòa" thì hãy đổi tên bài thành như vậy.--Bình Giang (thảo luận) 03:14, ngày 19 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hơn nữa, tuy tôi chưa (và khó có thể) làm một cuộc thống kê nhưng tôi chắc là sẽ có nhiều người gõ "Kinh tế Việt Nam Cộng hòa" vào ô tìm kiếm hơn là gõ "Lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng hòa". Mekong Bluesman (thảo luận) 04:08, ngày 19 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu bỏ từ "Lịch sử" đi thì e rằng bài này còn viết thêm nữa để trở thành bài chọn lọc ?. FOM (thảo luận) 04:14, ngày 19 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đặng Phong[sửa mã nguồn]

Tôi thấy có trên website của BBC có ghi âm phỏng vấn ông Đặng Phong về kinh tế miền Nam Việt Nam nhưng tôi không nghe được trên máy tính.Dinh Dao Anh Thuy 16:05, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hmm...tôi vẫn nghe được như thường. Có thể bị tường lửa chặn lại chăng? Nguyễn Hữu Dng 16:54, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Diễn văn của Tổng Thống[sửa mã nguồn]

Tôi nhớ không lầm trong các bài diễn văn của Tổng Thống hồi đó có nói về vấn đế kinh tế. Không biết bây giờ các bài đó có còn không? Chẳng hạn các phân tích chủ trương phát triển công nghiệp nặng của phe xã hội chủ nghĩa là không phù hợp với kinh tế miền Nam.

Việc chủ trương bảo hộ hàng trong nước có chất lượng trung bình như dệt, đường và cho phép nhập số lượng nhỏ hàng chất lượng cao phục vụ nhu cầu của một bộ phận nhân dân bằng cách thuê rất ít chuyên gia nước ngoài nước ngoài và người Việt ở nước ngoài với mức lương rất cao kiểm định chất lượng hàng nhập khẩu không cho hàng nhập khẩu cạnh tranh với hàng rẻ tiền và chất lượng trung bình của Việt Nam.

Việc chuyển giao công nghệ làm đường sá cầu cống từ Mỹ, Pháp từ mức "Đốc công" trở xuống và chủ trương đào tạo kỹ sư cầu đường từ nước ngoài thời Ngô Đình Diệm.

Đặt biệt là phân tích về việc chịu thất thu thuế khi bị lợi dung chính sách ưu thuế cho công nghiệp lắp ráp đơn giản, ngành mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho là phù hợp với vùng Đông Nam Á.

Lúc đó TTNĐD chủ trương cho phép từ 2 đến 3 nhà sản xuất có uy tín đầu tư vào ngành công nghiệp lắp ráp cơ khí với điều kiện ưu đãi về thuế nhưng cứ sau 7 năm là phải nội địa hóa theo tỷ lệ đã cam kết, nếu không đạt tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đã cam kết thì chịu phạt luỹ tiến số thuế đã được ưu đãi, nhà xưởng là con tin để chính phủ quốc hữu hóa nếu không chịu nộp phạt tiền thuế lũy tiến đó. TTNĐD tin rằng với chính sách đó các nước vùng Đông Nam Á sẽ chịu tiết giảm tiêu dùng thời gian đầu nhưng về sau lượng thu thuế sẽ tăng nhanh và sẽ có được nền công nghiệp tiên tiến của thời đại, khác với các nước châu Phi đi theo ngành công nghiệp nặng quá tốn vốn mà dễ bị lạc hậu.

Lợi dụng chính sách ưu đãi vế thuế lắp ráp này, một số người Hoa thuê công nhân Hongkong tháo đồng hồ Nhật nguyên chiếc thành hai phần: dây và máy, để được giảm thuế, và khi về Chợ Lớn thì họ chỉ việc ráp có cái ty là thành cái đồng hồ Nhật. Mặc dù các chuyên viên kinh tế đòi bổ sung luật để đánh thuế nhưng TTNĐD cho rằng không hay nếu tham một chút thuế: ông cho rằng người ta phải tổ chức ráp, đóng gói, kiểm định chất lượng và tổ chức phân phối sản phẩm đồng hồ và cạnh tranh với chính nhà nhập khẩu đồng hồ Nhật như vậy là tốt cho họ và nền kinh tế vì nó giúp tạo ra công việc, lợi nhuận, làm tích tụ vốn và quan trọng hơn cả là tạo ra "các doanh nghiệp Việt Nam" đó là tiền đề của ngành lắp ráp. Cái thiệt hại do thất thu thuế, Chính phủ có thể giảm chi tiêu, và được bù bằng uy tín mà doanh nhân trong và ngoài nước tin tưởng vào sự ổn định của chính sách nếu họ có giỏi thì cứ tìm khe hở của luật pháp mà hưởng lợi nhưng cái lợi đó rốt cục theo ông cũng nằm trong cái miền Nam này mà thôi.

Các bạn nghĩ sao, Diệm hy sinh quyền lợi của đất nước cho tư thương xảo quyệt hay nhìn xa?Xuxi 13:53, ngày 22 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thông tin từ Dacy[sửa mã nguồn]

Tôi có quyển Foreign aid, war, and economic development: South Vietnam, 1955-1975 của Douglas C. Dacy, Cambridge University Press, 1986. Tôi đưa một số bảng liên quan lên, nếu Bình Giang cần thêm bảng nào khác thì nói cho tôi biết. (Nội dung chuyển đến /Dacy.)

Cảm ơn Nguyễn Hữu Dụng nhiều nhiều. Ban giúp tôi nhiều tư liệu quá. Tôi sẽ chuyển số liệu của bảng đầu tiên và bảng thứ ba thành biểu đồ. Cũng sẽ nghiên cứu bảng thứ hai để viết về viện trợ của Mỹ đối với ngân sách nhà nước của VNCH thay vì dùng tư liệu của Đặng Phong.--Bình Giang 08:47, ngày 26 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị[sửa mã nguồn]

Tôi biết là bài này đang được viết. Nhưng khi viết xong, tôi sẽ đề nghị bài này như một bài chọn lọc vì:

  • sự tham khảo các tài liệu trong khi viết bài
  • tổ chức của dàn bài
  • sự trong sáng của các illustration trong bài
  • cách làm việc chung của các người viết (cho đến nay)
  • quan trọng nhất, cho đến nay tôi chưa phải làm sử đổi lớn nào trong bài.

Mekong Bluesman 16:15, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng ủng hộ! Thực ra vì đề tài của bài này hay nên tôi đã mong nó là bài chọn lọc từ khi mới bắt đầu như đã viết ở trên phần Bình quân. Một điều nữa tôi muốn đề nghị là trong phần bài chọn lọc trên trang chính mỗi tuần, chúng ta nên ưu tiên các bài:
  • Nói về những thông tin nhiều người quan tâm nhưng lại ít được phổ biến. Ví dụ bài này.
  • Những khái niệm, vấn đề thường bị hiểu nhầm.
  • Những bài "chỉ có" ở Wikipedia tiếng Việt. Ví dụ bài Nhạc hải ngoại (nhưng hiện nay chất lượng bài này chưa cao) hoặc bài Tân nhạc Việt Nam (thông tin trên mạng rất nhiều nhưng chưa có bài nào hoàn chỉnh, tiếc rằng bài của Wiki cũng đang tình trạng đó)

Đây có thể coi là một cách "quảng cáo" về chất lượng của Wikipedia tiếng Việt--Sparrow 03:27, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tài chính công[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ ta nên vẽ một đồ thị so sánh chi thu thay vì chia ra thành hai hình. Tôi cũng có thắc mắc về đoạn sau đây:

Nếu so sánh với số liệu từ Dacy, thì thấy đoạn này chỉ nói về chi tiêu dân sự, không kể chi tiêu quân sự, vì nếu tính luôn quân sự thì sẽ bị thâm hụt từ khi bắt đầu và năm 1972 thâm hụt sẽ lên tới 72%! Nguyễn Hữu Dng 02:46, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi sẽ sớm sửa lại con số về thâm hụt ngân sách. Còn các hình về thu và chi ngân sách, nếu muốn vẫn thể hiện từng nội dung thu và chi chính nhưng lại gộp vào một hình thì chúng ta sẽ có một hình vẽ với 6 đường đồ thị. Như thế có sợ rối mắt không?--Bình Giang 03:40, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ nếu gộp thì gộp tổng số thôi. Nguyễn Hữu Dng 03:55, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đoạn "Trong vùng do phe Cộng Sản kiểm soát"[sửa mã nguồn]

Cả bài viết này tôi chỉ mới đọc đoạn "Trong vùng do phe Cộng Sản kiểm soát" thì tôi không muốn đọc tiếp những phần khác. Vào Wikipedia để tìm tài-liệu tham-khảo mà gặp những bài viết buồn cười như vậy thì thật đáng tiếc! thảo luận quên ký tên này là của Tudiendongphuong (thảo luận • đóng góp).

Cụ thể là thông tin/câu/chữ nào buồn cười? Tmct 14:27, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Câu "Có tới 70% số ruộng đất ở Việt Nam Cộng hòa do lực lượng Cộng sản kiểm soát". "Ruộng" là đất trồng lúa, "Vườn" là đất trồng cây, "Rẫy" là đất trồng các hoa màu phụ. Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 xuống tới mủi Cà mau trong thời chiến-tranh, không có một mảnh đất nào có thể trồng lúa được mà bị bỏ hoang cả, nhất là những phần đất thuộc vùng Giải-phóng. Làm chủ 70% ruộng mà không đủ người canh-tác, phải đi thu mua từ 30% đất còn lại. Từ chổ đó suy ra thêm nửa, bạn sẽ nhìn thấy biết bao nhiêu chuyện trên đời! Ví dụ như có tới bao nhiêu "dân" mà vẫn không đủ người để canh-tác...Nếu nói là "Có tới 70% lảnh-thổ ở ..." thì còn châm chế được, vì người Miền Nam rất ít người muốn "biến sỏi đá thành cơm" nên họ chỉ muốn đến những nơi "đất lành chim đậu" mà thôi, đi "kinh-tế mới" làm gì!!! . Mục đích đưa vô chử "Ruộng" là gì?Tudiendongphuong.Tudiendongphuong 21:36, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vậy mời bạn gắn biển {{cần dẫn chứng}} vào sau những chỗ mà bạn nghi ngờ hoặc cho là không đúng. Những người khác sẽ phải đi tìm nguồn dẫn chứng cho các số liệu đó. Nếu sau một thời gian (1 tháng chẳng hạn) không có dẫn chứng thì bạn có thể xóa các thông tin đó đi.
Lần sau gặp những chỗ "buồn cười", xin mời bạn lại phân tích như trên và gắn biển đòi dẫn chứng. Làm như vậy sẽ làm tăng chất lượng bài viết. Chứ còn nếu chỉ phê phán chung chung như bạn đã làm trong bài này và bài Quốc kỳ Việt Nam thì chẳng ai biết đằng nào mà sửa. Tmct 18:04, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Xin chân thành cám ơn bạn Tmct đã chỉ dẫn! Thật ra tôi chỉ vào Wikipedia mới khoãng 8 lần để tìm tài liệu tham khảo, mà xui cho tôi, các trang tôi mở ra đều đại loại như vậy. Tôi đã hiểu sai là khi đưa bài viết vào đây, người viết phải biết là mình viết đúng và chính xác...Vì tôi chưa đọc bài hướng dẫn về Wikipedia! Sau khi đọc lời chỉ dẫn của Tmct, xem kỷ lại Wikipedia tôi mới hiểu ra đây là Bách Khoa Toàn Thư Mở. Một lần nửa, xin cám ơnTudiendongphuong 20:29, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một chú thích có vấn đề[sửa mã nguồn]

Chú thích bài có câu:

Tư cách thành viên IMF mặc dù không phải là nền kinh tế thị trường của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này là thừa hưởng của Việt Nam Cộng hòa.

Tôi nghi ngờ câu này. Nếu được nghiễm nhiên thừa hưởng thì CHXNCHVN đã được thừa hưởng ghế của VNCH tại Liên Hợp Quốc ngay từ năm 75-76 rồi, không phải đợi Mỹ tuyên bố là không phản đối VN vào LHQ.

Cuốn Brother Enemy, Nayan Chanda, Mac Millan Publishing Company, New York, 1986 viết rằng: sau khi VN tỏ thái độ hợp tác tìm MIA với Mỹ vào năm 1978, Mỹ mới cho VN vào IMF (lúc này TQ còn chưa được vào) như là một động thái đáp trả. Hôm nào có thời gian, tôi sẽ tìm lại trang nói về vấn đề này. Tmct 18:13, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ngoài ra, tại sao lại viết "mặc dù không phải là nền kinh tế thị trường"?

Bài Quỹ tiền tệ quốc tế viết: Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác. Tmct 18:27, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

VNDCCH và VNCH chưa bao giờ được cho gia nhập LHQ[1]. Năm 1975, đơn xin gia nhập của VNDCCH và CHMNVN bị bác (bị một phiếu chống từ thành viên thường trực của HĐBA - Mỹ), năm 1976 đơn của CHXHCNVN bị bác (bị thành viên này chống nữa), đến 1977 mới được gia nhập. [2]. Nguyễn Hữu Dng 18:50, ngày 11 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ok, lại là tôi đọc ẩu nữa. Nayan Chanda không viết như trên, mà chỉ viết rằng CHXHCNVN vào IMF tháng 9 năm 1975, mấy tháng sau mới có phái đoàn đầu tiên đến VN.

Chắc chỉ có "thừa hưởng" thì mới vào nhanh vậy được. Tmct 12:19, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là một nền kinh tế thị trường, đang phát triển {{cần dẫn chứng}}: Nếu không phải vậy thì viết là nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phát triển nhé?--Bình Giang 16:19, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình ảnh[sửa mã nguồn]

Nếu có hình ảnh đường phố, hoạt động thương mại... minh họa sẽ giúp người đọc dễ hình dung hơn. Chỉ bảng biểu e quá khô khan!--195.83.178.100 (thảo luận) 11:18, ngày 18 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phát triển kinh tế trong điều kiện chiến tranh[sửa mã nguồn]

"Chiến tranh ngày càng tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, nhất là Sự kiện Tết Mậu Thân ... Nhìn chung, công nghiệp vẫn tăng trưởng, trừ năm 1968 và sau đó là năm 1972 bị giảm sút là do tác động của chiến tranh... Những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, 1973-1975, các chính sách hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu dùng trong nước được triển khai. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng, nhưng kim ngạch nhập khẩu không giảm, thậm chí còn tăng." nhất là sự kiện Tết Mậu Thân mà công nghiệp sau đó nhìn chung vẫn tăng trưởng và kim mgạch xuất khẩu vẫn gia tăng? Cần xem lại nhận định này hoặc cho dẫn chứng.Truong Thi Ly (thảo luận) 10:01, ngày 20 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Các sắc thuế cho số thu lớn là thuế thu nhập, thuế sản xuất và thuế rượu-bia, thuế thuốc lá.": thuế thu nhập doanh nghiệp? Còn thuế giá trị gia tăng thì sao?Truong Thi Ly (thảo luận)

Chất lượng[sửa mã nguồn]

Có lẽ vì không có nhiều tài liệu nên bài chưa được tốt như ý muốn. Với đề tài này thì bài hiện nay còn ngắn. Phần Trong vùng do phe Cộng sản kiểm soát có duy nhất một số liệu lại thiếu dẫn chứng. Bài ngắn và nhiều bảng biểu cũng khiến khó trình bày.--195.83.178.10 (thảo luận) 22:58, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các nguồn tham khảo có rất nhiều tài liệu. Xin hỏi bài này còn thiếu tài liệu gì? Trang /Dacy còn có rất nhiều thông tin khác chưa được sử dụng trong bài; nếu còn thiếu thông tin gì nữa, tôi có thể mượn quyển đó lại mà tìm thông tin. NHD (thảo luận) 23:10, ngày 12 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phần đánh giá[sửa mã nguồn]

Tôi đưa các tổng kết/đánh giá/nhận xét xuống cuối. Nhưng phần này hiện giờ đang "lệch", có một bác VNCH, một bác Mỹ (bác này thì propoganda là chính), chưa có bác nào ở phe cộng sản. Nhờ mọi người có tài liệu giúp cho. Tmct (thảo luận) 09:59, ngày 28 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

translate of the wiki[sửa mã nguồn]

Your article is nominated as a translation of the wiki. So, if possible - could you translate this image to English? This will be really helpful for all of us. Thank you Rubin16 (thảo luận) 14:02, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phần mở đầu[sửa mã nguồn]

Phần mở đầu của bài hơi ngắn so với nội dung bài.pq (thảo luận) 07:39, ngày 27 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

So-sánh lợi-tức 1971 và 1993[sửa mã nguồn]

Việc so-sánh hai con số 1971 và 1993 là tổng-kết nhận-xét thành-quả kinh-tế của tác-giả Andrew Wiest, soạn-giả cuốn sách đó, không phải tôi ghép vào.Duyệt-phố (thảo luận) 08:10, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lưu ý nguồn viết là Income per capita. Theo thuật ngữ KT, chỉ tiêu phản ánh thu nhập là tổng thu nhập quốc dân (NNI) gồm GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài. Không thể so sánh nó với riêng chỉ tiêu GDP được

Và theo số liệu LHQ ở đây: http://data.un.org/Data.aspx?q=Viet+Nam+gdp&d=SNAAMA&f=grID%3a101%3bcurrID%3aUSD%3bpcFlag%3a1%3bcrID%3a704, thì đúng là VN đạt ~200USD/người vào năm 1993, nhưng đó là Tính riêng GDP mà thôi (nếu tính theo NNI sẽ cao hơn vì còn có thêm viện trợ không hoàn lại và ngoại tệ của kiều dân) Saruman (thảo luận) 09:56, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Income per capita không nhất thiết căn cứ vào đó, có khi là PPP. Vì nguồn không ghi rõ thì đừng cho "ắt là" theo công thức đó. Hơn nữa hai con số ở hai thời điểm khác nhau.Duyệt-phố (thảo luận) 17:56, ngày 10 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

PPP thì càng không thể so sánh, vì theo PPP thì năm 1993 VN đạt gần 1000USD kìa. Nếu nguồn đã không ghi rõ thì không thể gò con số này vào GDP để có đoạn so sánh đượcSaruman (thảo luận) 05:49, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ý là soạn-giả không cho ta biết, chỉ nói về lợi-tức bình-quân. Thiếu chi-tiết đó không ai suy-diễn là căn-cứ vào đâu và cho là "phải" như thế này mới đúng. Tôi không biết là GDP hay số-liệu nào. Chính S là người kết-luận nó phải ăn khớp dù ta hoàn-toàn không biết số-liệu của nguồn thì ai là người "gò". Vả lại hai con số đó ở hai thời-điểm khác nhau cách nhau 3 năm thì tại sao phải ấn-định là nó là rút từ một tập data. Đó là suy-diễn. Để người đọc tự cân-nhấc.Duyệt-phố (thảo luận) 07:42, ngày 11 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hê, nếu đã "không ai suy-diễn là căn-cứ vào đâu" thì sao lại cố nhét đoạn so sánh với GDP VN đằng sau vào. Chả ai lại đi só ánh 2 con số khác nhau nếu không rõ chúng có cùng nói về một chỉ tiêu hay không. Tôi không xóa đoạn 200 USD, nhưng không thể để đoạn so sánh được, thế chính là "gò" người ta nghĩ đó là GDP đấySaruman (thảo luận) 03:26, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ chúng ta hãy xem GDP-PPP = Nominal GDP = Real GDP = NNP=NI=NNI=DI... Nếu nguồn không ghi cụ thể thì cứ nói GDP là được rồi. Nếu muốn đề cập CHXHCNVN thì cần nói cụ thể. Về cá nhân, tôi đoán GDP VNCH ngày trước tính là nominal GDP, vì thời đó khó mà tính theo GDP-PPP. Tôi nghĩ phần lớn các nước dùng nominal GDP để so sánh GDP giữa các nước. Các công thức tính khác có thể được phát triển sau này, khi số liệu đầy đủ hơn,.--Enou 03:59, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)

Xem tài-liệu khác thì có lẽ nguyên-nhân khác-biệt giữa hai con số năm 1971 và 1974 này có phần tạm gọi ngụy-tạo. Vật-giá tăng bắt đầu từ năm 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa) nên Tháng Bảy năm 1972 Chính-phủ Miền Nam phá giá đồng tiền để kích-thích xuất-cảng; hối-suất giữa đồng VNCH và USD giao-động mạnh từ 118:1 tăng lên thành 550:1. Hậu-quả là hàng-hóa rẻ đối với ngoại-quốc và ngành xuất-cảng khởi-sắc nhưng lợi-tức người dân giảm mạnh. Với giá-trị lợi-tức quy ra thành USD thì tất-nhiên tụt dốc (36-48% riêng trong hai năm 1972 đến 1974). S cho là vô-lý vì con số năm 1974 lại nhỏ hơn con số năm 1971. Có lẽ nó không vô-lý mà đúng ra là người dân năm 1974 nghèo hơn năm 1971!Duyệt-phố (thảo luận) 08:22, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tranh-cãi mãi thôi. Suy-xét lại tôi đành chấp-nhận luận-điểm của S là xóa phần so-sánh về lợi-tức. Năm 1993 thì chính-thể đó đã chết gần 20 năm rồi. CHXHCNVN và VNCH không là hai thực-thể đương-đại để lồng lên nhau. Cùng theo quy-tắc bên bài về VNCH thì khung thời-gian là cái mốc. Vả lại phương-diện không dễ so-bì, GDP, GNI, tiền phá-giá, viện-trợ thay đổi, thêm vào chỉ làm khúc-mắc, vô-bổ, không giúp gì trên wiki. Tôi đồng-ý xóa cho dù có nguồn rõ-ràng. Nguồn đó chỉ là nhận-xét của soạn-giả đó chứ không nhất-thiết phải đặt vào bài làm mục-tiêu.Duyệt-phố (thảo luận) 19:02, ngày 12 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đoạn trước 1955 có là hợp lý[sửa mã nguồn]

Bài nói về Kinh tế Việt Nam Cộng hòa, thế nói về giai đoạn trước khi VNCH được thành lập (mà đoạn dài không hề có nguồn) thì có là hợp lý. Tiếc rằng đến một bài mà phiên bản gắn sao có được chất lượng tốt, vì đấu tranh lý tưởng ta làm phá vỡ ngay cả những cái gì tốt nhất từng tồn tại trên Wikipedia. Hôm nay thì hiếm khi thể hiện tình cảm, nhưng cũng thốt lên câu chán chán chán và nản nản nản. --Dung005 (thảo luận) 17:45, ngày 3 tháng 9 năm 2012 (UTC)Trả lời

Về tốc độ tăng trưởng: Tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm), trong khi kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 3% mỗi năm). Tính trung bình toàn Việt Nam thì GDP đầu người tăng 1,9%/năm. Tôi cho rằng tác giả đã nhầm lẫn về số liệu giữa 2 bên, vì nếu đối chiếu theo số liệu tăng trưởng GDP của VNCH thì tốc độ tăng trưởng trung bình của VNCH đến năm 1974 là 6.07% chứ không phải 3%.

Không phải đánh giá[sửa mã nguồn]

Một đặc điểm khác là sự kiểm soát của giới thương nhân người Hoa đối với nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.[1]. Năm 1978, chính phủ mới của nước Việt Nam thống nhất đã quốc hữu hóa khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của người Hoa để chấm dứt sự kiểm soát của họ, thắt chặt kiểm soát nền kinh tế tập trung của mình.

Lợi tức bình quân đầu người tại miền Nam vào năm 1971 là 200 USD/năm, vào thời điểm đó là xấp xỉ với Thái Lan, gần gấp rưỡi Ấn Độ và hơn Trung Quốc 25%; nhưng đến năm 1974, thu nhập đã sụt xuống còn 54 USD/năm do tiền Việt Nam Cộng hòa bị mất giá gần 4 lần so với USD (bởi khủng hoảng kinh tế, lạm phát và việc Mỹ cắt giảm viện trợ).[2] GDP đầu người của miền Nam năm 1974 tương đương 54 USD/năm (tương đương với khoảng 150 đôla năm 2010), theo chuẩn hiện nay trên thế giới là rất thấp (phải trên 1000 USD mới thoát danh sách nước kém phát triển), nhưng hồi đó vẫn còn cao hơn các nước Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan.[3]

Đây là thực tế chứ không phải đánh giá của cá nhân nào. Đưa vào phần đánh giá là sai. Đã là đánh giá thì phải chỉ ra được ai đánh giá. Motoro (thảo luận) 13:14, ngày 2 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đánh giá của chính các tác giả viết nên nguồn chứ còn của cá nhân nào nữa?Saruman (thảo luận) 15:04, ngày 2 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhưng đây không phải là quan điểm cá nhân mà là các số liệu thống kê. Motoro (thảo luận) 15:52, ngày 2 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

"kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng", "theo tiêu chuẩn hiện nay là rất thấp"... không phải là đánh giá à?

Vậy thì giữ các đánh giá lại trong phần đánh giá. Các số liệu thống kê chuyển lên trên. Motoro (thảo luận) 17:28, ngày 2 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời


  1. ^ Evans và Rowley, tr. 53
  2. ^ Wiest, Andrew. America and the Vietnam War. New York: Routledge, 2010. tr 29.
  3. ^ Business International Asia/pacific Ltd., Risks and Rewards in Vietnam s Market trang 13.

Mâu thuẫn biên tập[sửa mã nguồn]

Dường như bài viết này sắp rơi vào tình trạng bút chiến. Theo tôi tra lịch sử trang, nguyên nhân nằm ở đoạn sau:

Tính chung giai đoạn 1955-1975, kinh tế Việt Nam Cộng hòa phát triển trung bình 3,9%/năm (bình quân đầu người tăng 0,8% mỗi năm), trong khi kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển bình quân 6%/năm (GDP đầu người tăng khoảng 3% mỗi năm).

Đoạn này có tính chất quan trọng do là số liệu tổng quát về toàn nền kinh tế, và không rõ là nguồn dẫn cho câu tiếp theo Tính trung bình toàn Việt Nam thì GDP đầu người tăng 1,9%/năm (Biến động kinh tế Đông á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam. Trần Văn Thọ - GS Đại học Waseda, Nhật Bản. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2005, trang 6) có đồng thời giải thích cho câu phía trước không. Nếu có, nhiều khả năng một nguồn sách cho thông tin trên vẫn chưa đủ (?).

IP 117.5.109.132 đã đặt bản mẫu {{fact}} vào câu có nghi vấn, rồi được xóa đi bởi LoloAquarius (thảo luận · đóng góp) vào ngày hôm sau. IP 117.5.109.132 phục hồi lại thông tin và tiếp tục bị IP khác xóa đi lần nữa. Để tránh bất đồng xảy ra, mong những thành viên quan tâm thảo luận thêm về thông tin trên để tìm ra hướng giải quyết. --minhhuy (thảo luận) 18:37, ngày 11 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

http://www.erct.com/2-ThoVan/TranVTho/Chuong1-BDKT.htm - có thể kiểm chứng tại link nàyThienhung1 (thảo luận) 19:33, ngày 11 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xem ra Trần Văn Thọ cũng không thoát khỏi thân phận công cụ tuyên truyền khi đảo ngược số liệu của 2 miền.

Cần kiểm chứng[sửa mã nguồn]

Các thông tin của Thiettam (thảo luận · đóng góp) một con rối của Saruman đã bị cấm, có thể thông vi phạm bản quyền hay không có nguồn mang tính phá hoại BVCL này.  A l p h a m a  Talk 09:43, ngày 6 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

So-sánh với thời-giá 2015[sửa mã nguồn]

Việc so-sánh với thời-giá hiện nay không hợp-lý được vì nhiều lý-do. Xin nêu hai ý chính:

  1. VNCH chỉ là phân nửa của VN ngày nay. So tổng-sản-lượng quốc-nội GDP của 20 triệu dân với 90 triệu dân với gấp đôi tài-nguyên cùng kỹ-thuật tân-tiến của công-nghệ mới thì thật là vô-lý.
  2. Việc tính thời-giá cũng rất hạn-chế. Ví-dụ như lấy GDP của cùng nước Mỹ năm 1974 so với GDP năm 2015 chia bình-quân đầu người cũng không ăn khớp. $7000 USD năm 1974 tính ra thời-giá 2015 có thể chênh lệch từ $27.000 đến $81.000 tùy vào nhiều chỉ-số. Con số đó không biểu-hiện được tình-thế kinh-tế. Chỉ nên so-sánh trong khoảng không-gian khu-vực. Đừng so với thời-gian. Duyệt-phố (thảo luận) 07:11, ngày 7 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thôi tôi thấy thế cũng được thảo luận quên ký tên này là của Giangve (thảo luận • đóng góp).

Tôi thấy cái kiểu so sánh này là nghiên cứu chưa công bố. Cách sự dụng nguồn tôi thấy cũng chỉ với mục đích dẫn lái người đọc. Khi lấy nguồn Risks and rewards in Vietnam's markets: business approaches to North and South Vietnam nhưng lại chỉ cắc xén nguồn này rồi lại dùng mấy cái nguồn hiện đại để so sánh, trong khi chính nguồn đó lại nói rằng VNCH có kinh tế phồn vinh hơn các nước lân cận. NHD (thảo luận) 00:07, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Statistical Abstracts[sửa mã nguồn]

Nguồn Statistical Abstracts mà Chauchinh đưa ra có ghi rằng "Sau 1976, tính luôn cựu quốc gia Republic of South Vietnam". Nếu nói chính xác thì Republic of South Vietnam là Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhưng trong ngữ cảnh này tôi đoán họ viết sai và muốn nói đến "Republic of Vietnam" tức VNCH. Dù sao chăng nữa, trong ngữ cảnh này cho thấy trước 1975 các thống kê không tính miền nam. NHD (thảo luận) 16:51, ngày 9 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Khách quan[sửa mã nguồn]

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_t%E1%BA%BF_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a&type=revision&diff=26527423&oldid=26487886

Đề nghị Saruman không đưa thông tin kiểu này vào bài. Đúng là sau khi ký hiệp định Paris và nhất là khi khủng hoảng dầu mỏ xảy ra kinh tế miền Nam rất khó khăn nhưng bao giờ đến mức thế này. Bất cứ số liệu nào về kinh tế miền Nam trong giai đoạn này cũng có thể phản bác khẳng định kiểu này. Tôi sống ở miền Nam này suốt mấy chục năm, tiếp xúc nhiều người trải qua 2 chế độ, chưa từng nghe ai nói ra những điều tương tự như thứ mà bạn vừa đưa vào bài. Bạn viết Wiki chẳng khác gì tuyên truyền của Bắc Việt về miền Nam thời chiến.Ahihi456 (thảo luận) 17:04, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một nguồn khác cũng có những con só tương tự https://books.google.com.vn/books?id=hP4LRVZO8mQC&pg=PA394&dq=1972+800,000+saigon+500,000&hl=vi&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=1972%20800%2C000%20saigon%20500%2C000&f=false - tôi chỉ chép lại những gì họ viết, bạn có thắc mắc gì thì hỏi mấy ông đó ấyUtanov66 (thảo luận) 17:16, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mấy nguồn của bạn cũng dối trá giống như cộng sản, quốc gia lẫn các thành phần tự xưng dân chủ. Tất cả đều tuyên truyền cực đoan. Muốn tuyên truyền thì đã có blog, diễn đàn chứ đừng lên đây tuyên truyền. Sự dối trá chính là thứ chia rẽ người Việt mãi mãi.Ahihi456 (thảo luận) 17:17, ngày 30 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nguồn tự xuất bản[sửa mã nguồn]

Đề nghị không lấy số liệu từ nguồn tự xuất bản như http://trithucvn.net đưa vào bài. Có thể đưa nhận xét cá nhân chứ tuyệt đối không lấy số liệu. Rondano (thảo luận) 07:21, ngày 27 tháng 1 năm 2018 (UTC)Trả lời

Dịch vụ[sửa mã nguồn]

Phần dịch vụ vẫn chưa ai viết trong khi tại các đô thị miền Nam đa số dân cư sống bằng việc cung cấp đủ loại dịch vụ chứ không phải làm trong các ngành công nghiệp. Các bạn nên bổ sung vào. Lumiraty (thảo luận) 15:38, ngày 11 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời