Thảo luận:Logic

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi DanGong trong đề tài Tại sao không dùng tiếng Việt cho tựa bài
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Chính tả[sửa mã nguồn]

Viết thế nào là đúng: lô gích, lô gíc, lô gic, lôgích, lôgíc, lôgic. Tôi thấy kiểu viết "xxxgic" nửa tây nửa ta, viết với dấu tiếng Việt nhưng đọc không ra tiếng Việt, có lẽ nên chọn lô gích hoặc lôgích làm tên chính. Nguyễn Thanh Quang 03:09, 12 tháng 10 2006 (UTC)

  • Không biết sách giáo khoa viết thế nào, nhưng trong từ điển toán học năm 1976 viết là lôgic. (đây là từ điển thuật ngữ chuyên ngành rồi nhé.)
  • Tôi chưa nhìn thấy ở đâu viết là xxgich hay xxgích
  • Nếu bạn muốn thì cho nó thành Tây hẳn luôn: logic. Vẫn nằm trong diện thuật ngữ thông dụng chuyên ngành, sẽ không ai hiểu nhầm hoặc không hiểu. Tmct 07:44, 12 tháng 10 2006 (UTC)

Hầu như có phiên âm là có bất đồng. Tốt nhất là để nguyên logic và chú thích cách đọc. Avia (thảo luận) 08:11, 12 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi hỗ trợ cách dùng chữ của Avia. vì thật ra các phiên âm đều chỉ cố gắng cho người đọc "phát âm lại" chữ gốc nhưng đa số đều thất bại (trong đó có một số nhà tử điển học (vì lý do tôn trọng xin miễn nêu tên) rất giỏi sang đến Mỹ thì bị rớt trong chuyện phát âm cho đúng khi thi ... và hậu quả là phải đi học lại ESL (English As Second Language) chỉ vì cái hệ thống mà họ "phát minh" không mô tả được trung thực cách phát âm của người bản xứ! Chẳng thà dịch thẳng chữ Logic. Chữ này trước năm 1975 đã được chuẩn hóa trong miền Nam là "luận lý" tương ứng với nó là "luận lý học". Trong ngành máy tính thì các "Logical gate" (e.g. AND, OR, NAND ...) được dịch thành cổng luận lý. Các logical statement đều chuyển thành các mệnh đề luận lý.

Theo tôi nhớ chả là vì có thời gian khá dài đất nước chúng có xu hướng chống lại cách dùng các từ "Hán Việt" (nhất là vào thời gian chiến tranh Việt Hoa thập niên 70-80.) Dó đó, rất nhiều chữ Hán việt thường dùng đã bị loại khỏi hệ thống giáo dục chính quy và hệ thống văn bản nhà nước. Hậu quả cuối cùng là gì ? Tự chúng ta "làm nghèo" cái vốn từ khổng lồ mà ông cha để lại (thức ra từ Hán việt không còn là từ Hán nữa mà chúng đã hầunhư bị Việt hoá) LĐ

Hừm, lại "miễn nêu tên". Làm em lại nhớ đến cái bài của bác Nguyễn Tiễn Dũng phê phán một rổ nhà khoa học rởm nhưng rốt cục cũng chỉ toàn "có người" với "có người", còn người nào thì người đọc đi mà hiểu lấy, không hiểu được thì thôi, không lại mang tiếng "thiếu tôn trọng các vị cây đa cây đề". Chán! Tmct 18:36, 12 tháng 10 2006 (UTC)

Tại sao không dùng tiếng Việt cho tựa bài[sửa mã nguồn]

Bạn nào rành, giải thích dùm là tại sao lại không dùng từ tiếng Việt "Luận lý học" cho tựa đề mà lại sài từ tiếng Anh? DanGong (thảo luận) 10:23, ngày 21 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời