Thảo luận:Nguyên lý cung - cầu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi DanGong trong đề tài Thêm bài chi tiết

Untitled[sửa mã nguồn]

Nên hiểu nhu cầu có nghĩa rộng vì có thể phân biệt nhu cầu tiêu thụ hay nhu cầu sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ không chỉ có ở cá nhân (người tiêu thụ) mà còn có ở chủ thể (tổ chức, cơ quan) nên tạm dùng chung danh từ cá thể. Nhu cầu có thể biểu hiện tính chủ quan và khách quan nên cần thay đổi nhóm từ đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng bằng sự cần thiết.

Cung cấp và cung ứng có nghĩa gần giống nhau. Tuy nhiên cung cấp có thể hiểu như một quá trình cụ thể hơn, mang tính vật lí hơn, có thể là do được dùng nhiều trong sinh hoạt. Cung ứng mang tính khái quát, hơi trừu tượng, có lẽ phù hợp hơn cho một định nghĩa.

Sự chào bán đã là biểu hiện của cung ứng. Tuy nhiên nó cũng chỉ phù hợp với loại hàng hóa mang tính chất vật lí. Cung ứng hàng hóa dạng thông tin và một số dịch vụ khác không thể căn cứ vào sự chào bán.

Nên thay từ xí nghiệp bằng nhà sản xuất trong những trường hợp chung. Nguyễn Thế Hệ 11:37, ngày 22 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhu cầu[sửa mã nguồn]

Nhu cầu, trong kinh tế học thường được hiểu là nhu cầu tiêu dùng, đôi khi gọi tắt là cầu, là sự cần thiết của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Khi nhu cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu của toàn thể các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.

Thêm bài chi tiết[sửa mã nguồn]

Mình thấy bên tiếng anh có bài chi tiết về đường cầu, tại sao lại gộp chung với chuyển hướng vào thế này.Mình cũng đã viết xong một bài về đường cầu chi tiết :( mà thấy bài bị chuyển hướng vào chung trang này.--Chubengo (thảo luận) 03:43, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn Chubengo , bạn chỉ cần xóa phần chuyển hướng, rồi nhập nội dung bạn vào. DanGong (thảo luận) 04:34, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời