Thảo luận:Tô Lâm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 2 ngày trước bởi Minh.sweden trong đề tài Học vấn

Đổi tên bài từ Tô Lâm (Việt Nam) thành Tô Lâm[sửa mã nguồn]

Hiện tại có hai nhân vật cùng tên Tô Lâm là Tô Lâm Việt Nam và Tô Lâm (Trung Quốc). So với Tô Lâm Trung Quốc thì Tô Lâm Việt Nam phổ biến hơn. Do đó, tôi đề nghị đổi tên Tô Lâm (Việt Nam) thành Tô Lâm. Còn bài định hướng sẽ có tên là Tô Lâm (định hướng). Điều này có nhiều tiền lệ.Future ahead (thảo luận) 01:30, ngày 28 tháng 8 năm 2019 (UTC)Trả lời

Sự kiện Tô Lâm ăn thịt bò[sửa mã nguồn]

2001:EE0:4FCA:20C0:699A:9949:D11F:2558 (thảo luận) 19:48, ngày 5 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

@2001:EE0:4FCA:20C0:699A:9949:D11F:2558: Đã thêm. NHD (thảo luận) 20:26, ngày 5 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

--Peter Hoang Cong Minh (thảo luận) 12:02, ngày 8 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bổ sung thêm nguồn khắp nơi trên thế giới nhé, chứ không nhiều người cứ tâm tư BBC là nguồn phản động:

https://www.independent.co.uk/news/uk/home-news/salt-bae-vietnamese-minister-to-lam-cop26-b1953645.html

https://elcomercio.pe/mundo/europa/salt-bae-alimenta-a-un-ministro-comunista-de-vietnam-to-lam-con-bistec-banado-en-oro-de-mas-de-1100-dolares-en-su-restaurante-de-londres-nusret-gokce-historias-ec-video-noticia/

https://larepublica.pe/mundo/2021/11/07/to-lam-ministro-de-vietnam-come-filete-cubierto-de-oro-valorado-en-us-1000-y-servido-por-salt-bae/

https://www.utusan.com.my/luar-negara/2021/11/menteri-vietnam-dikritik-makan-stik-bersalut-emas-di-restoran-salt-bae/

https://fr.metrotime.be/monde/les-vietnamiens-en-colere-contre-leur-ministre-filme-en-train-de-manger-un-steak-1000eu-chez-salt-bae-video

https://www.leprogres.fr/insolite/2021/11/06/polemique-au-vietnam-un-ministre-deguste-un-steak-recouvert-d-or-chez-salt-bae

https://www.kampucheathmey.com/global-news/227259/

https://www.mk.co.kr/news/world/view/2021/11/1053119/

Nói chung đếm không xuể. Đúng là quốc nhục... Minh.sweden (thảo luận) 06:19, ngày 9 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Minh.sweden: Thật ra chỉ có hai loại nguồn thôi. Nguồn từ Anh thì có BBC, Independent, The Telegraph, và mấy nguồn lá cải (Daily Mail, The Sun). Ngoài Anh thì toàn bộ lấy từ AFP mà thôi (Bài Hàn Quốc thì lấy từ Yonhap nhưng dẫn nguồn từ AFP và BBC). Trong bài tôi đã nêu nguồn từ Anh (BBC tiếng Anh, tiếng Việt) và từ AFP (ABC News), không cần thiết nêu các nguồn khác thì chỉ là dư thừa và không có gì mới. NHD (thảo luận) 06:29, ngày 9 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vậy thì nên nêu rõ là theo AFP và BBC thì...., và được nhiều nguồn báo chí khắp nơi trên thế giới đăng lại. Nghe vậy có vẻ rõ ràng và trung lập hơn. – Minh.sweden (thảo luận) 07:32, ngày 9 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Minh.sweden: Ngoài BBC và AFP thì có nhiều nguồn khác ở Anh nói đến (dễ hiểu vì việc này xảy ra tại Anh). Theo tôi thì không cần thiết nêu danh nếu không có mâu thuẫn giữa các nguồn. Tôi đã bổ sung một số thông tin khác một số nguồn khác nhắc đến (mấy nguồn nhắc đến việc ông đặt vòng hoa tại mộ Karl Marx để mỉa mai). NHD (thảo luận) 07:38, ngày 9 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vụ Tô Lâm dâng hoa mộ Karl Marx ở ngoại ô London ít được người Việt biết hơn vụ ông này và Tô Ân Xô dâng hóa báo công trước tượng Hồ Chí Minh ở ngoại ô Paris trong cùng chuyến công du Châu Âu nói trên, nó được nhắc đến tại bài trên BBC: VN: Hình ảnh Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng gây bão dư luận - BBC News Tiếng Việt. Cũng chính vị vụ báo công ở Pháp (ngay lúc video được phát tán trên mạng) mà một số người ban đâu nhầm tưởng ông Tô Lâm ăn nhà hàng do chính phủ Pháp thiết đãi – Minh.sweden (thảo luận) 07:59, ngày 9 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời
DHN đã xóa thảo luận này của 123.23.243.15 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 20:16, ngày 9 tháng 11 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Thái độ trung lập[sửa mã nguồn]

@NguoiDungKhongDinhDanh: Mời bạn nêu ra những điểm không trung lập trong bài khi gắn bảng. NHD (thảo luận) 19:14, ngày 20 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

@DHN: Một vài đoạn đáng chú ý nhất:

Tại Cục Bảo vệ chính trị I, ông có nhiệm vụ chủ động phòng ngừa, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện tốt nhiệm vụ nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn tội phạm xâm nhập, góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tập trung chống gián điệp từ Hoa Kỳchâu Mỹ.

Suốt sự nghiệp lâu dài công tác ở Tổng cục An ninh, ông đã tập trung nhiệm vụ thực thi chức năng và mục tiêu của công an nhân dân, tiến hành bảo vệ chính trị Đảng, Nhà nước, bảo vệ chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân tộc, đối phó gián điệp, lực lượng chống phá Việt Nam đến từ nước ngoài lẫn nội địa.

Nhìn chung, cả bài chỉ toàn một giọng văn mà báo chí Việt Nam hay dùng; đoạn trung lập và bách khoa nhất là đoạn Tô Lâm § Bê bối. Nếu những nội dung còn lại (phần nhiều) là vi phạm bản quyền thì tôi cũng không ngạc nhiên.
Danh tl 02:52, ngày 21 tháng 8 năm 2023 (UTC)Trả lời

Tên đề mục[sửa mã nguồn]

Tại sao lại có thuật ngữ "vươn đến quyền lực" ở đây nhỉ? Đã vậy cụm từ này lại còn bị viết sai chính tả. Sao lại không đặt thành "Tại trung ương" hay một số cụm từ tương tự. Mục "Đối ngoại" có thể tạo thành một mục riêng thuộc "Quan điểm" hay "Chính sách" của ông ấy trong công tác lãnh đạo.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:03, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Khangdora2809: Mục “vươn lên quyền lực” gì đó do thành viên Quang Nhật Lê thêm vào. – Biheo2812 (thảo luận) 12:05, ngày 19 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
@Quang Nhật Lê: Bạn điều chỉnh lại giúp, cụm từ này không ổn với một bài viết bách khoa. Dang (thảo luận) 08:33, ngày 20 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Cần phải sửa lại gấp ấy chứ, nhất là ngày mai là ngày bầu Chủ tịch nước nữa. Văn phong bách khoa mà viết thành vươn lên quyền lực thì chịu. Đề nghị theo dõi thêm thành viên Quang Nhật Lê vào ngày mai nếu bạn ấy có ý định sửa bài – Phamminhnhanvbd (thảo luận) 14:06, ngày 21 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đàn áp đối lập, bất đồng chính kiến[sửa mã nguồn]

Ngoài vai trò trong chiến dịch đốt lò thì Tô Lâm được nhiều hãng tin quốc tế mô tả là có vai trò chủ chốt trong việc đàn áp bất đồng chính kiến, và là nhân vật đứng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nên tác một mục riêng viết rõ hơn về những vấn đề này, thay vì viết theo tiểu sử theo dòng thời gian rất khó theo dõi. Minh.sweden (thảo luận) 04:47, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Minh.sweden Vấn đề đó bạn có thể đổi phần "bê bối" của ông Tô Lâm thành "tranh cãi" thêm mục mới như đề mục bạn ghi "Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đàn áp đối lập, bất đồng chính kiến" kèm "Xem thêm: Vụ Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam".  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:28, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Vi phạm bản quyền[sửa mã nguồn]

@Khangdora2809: Bạn có thể chỉ rõ đoạn nào vi phạm bản quyền không? – Biheo2812 (thảo luận) 05:14, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mình chỉ mới dò ngẫu nhiên một số đoạn như:
  • "Hai bên nhất trí cần thúc đẩy hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực an ninh trật tự, phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm liên quan đến công dân hai nước, bảo vệ tuyệt đối an toàn các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, đảm bảo an ninh, an toàn cho trụ sở cơ quan đại diện và công dân của nước này công tác, học tập, lao động, tham quan, du lịch, hợp tác đầu tư trên lãnh thổ nước kia; tăng cường hợp tác về an ninh mạng, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ và ngoại ngữ, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế mà hai bên là thành viên." => Nguồn gốc là "Hai Bộ trưởng nhất trí cần thúc đẩy hợp tác giữa hai Bộ trong lĩnh vực an ninh, trật tự; phối hợp xử lý các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm liên quan đến công dân hai nước; bảo vệ tuyệt đối an toàn các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, đảm bảo an ninh, an toàn cho trụ sở cơ quan đại diện và công dân của nước này công tác, học tập, lao động, tham quan, du lịch, hợp tác đầu tư… trên lãnh thổ nước kia; tăng cường hợp tác về an ninh mạng; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực nghiệp vụ và ngoại ngữ; ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế mà hai bên là thành viên." trên báo Tin Tức.
  • "Tô Lâm đã hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Iran Amin Houssein Rahimi. Sau hội đàm, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tô Lâm đã ký Hiệp định dẫn độ và Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran với Bộ trưởng Tư pháp Iran A.H.Rahimi". => Nguồn gốc là "Tô Lâm đã hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Iran Amin Houssein Rahimi. Sau hội đàm, được sự ủy quyền của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Đại tướng Tô Lâm đã ký Hiệp định dẫn độ và Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran với Bộ trưởng Tư pháp Iran A.H.Rahimi." trên báo Nhân Dân
Phía trên là mình chỉ mới dò ngẫu nhiên hôm qua tầm 10 phút là thấy nó, mình không biết còn nữa không (do bận chưa dò toàn bài được) nên đã chủ động đặt biển để mọi người có thể cùng tìm chung.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:25, ngày 22 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Học vấn[sửa mã nguồn]

Phần về học vấn của ông Tô Lâm khá mập mờ. Sự kiện ông theo học thạc sĩ/tiến sĩ ở trường nào, bảo vệ năm nào đều không có thông tin (khả năng là làm tại chức), tìm trên trang http://luanan.nlv.gov.vn/ cũng không có thông tin gì về luận văn. Nhiều luận văn khá cũ, cũng các học viện an ninh, quân đội đều có thể tìm được, nhưng lại không hiểu sau không thể tìm ra thông tin gì của ông Tô Lâm. Nên thêm thông tin về một số sách/bài báo do ông Lâm làm tác giả/chủ biên. Minh.sweden (thảo luận) 01:42, ngày 23 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Minh.sweden Bạn bổ sung giúp tôi vào bài viết.  –  Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 20:10, ngày 24 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Ok, mình sẽ chọn lọc và bổ sung. – Minh.sweden (thảo luận) 00:38, ngày 25 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Những bài báo đăng trên báo công an, quân đội, không phải bài báo nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí học thuật. – Minh.sweden (thảo luận) 00:41, ngày 25 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời