Thảo luận:Võ thuật

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi 123.24.146.171 trong đề tài Danh nhân võ thuật Việt Nam
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Không có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Wushu âm Hán Việt là gì? Nghĩa là gì? Công phu là môn võ gì? Thành viên nào biết chỉ giúp Lê Thy 03:55, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Âm Hán Việt là võ thuật 武術, nghĩa đen là thuật dùng sức, tổng quát hơn so với công phu 功夫 chỉ xuất hiện sau này, được latinh hoá theo kiểu Wade-Giles thành kung fu, nghĩa đen ko hoàn toàn gắn với võ thuật, chỉ đơn giản chỉ sự kì công. Ngày nay Wushu là từ latinh hoá từ 武術 và được hiểu như một môn võ thuật hiện đại dựa trên võ thuật cổ truyền Trung Quốc. Còn Công phu có thể trong tên gọi của một trường phái Thiếu Lâm. Xem thêm en:Kung fu (term)en:Wushu (term). Nguyễn Thanh Quang 04:13, ngày 3 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ngày nay theo cách hiểu của mình thì kung-fu trở thành từ chỉ các môn võ thuật từ Trung quốc, còn Wushu trở thành một môn võ mới riêng biệt ? Có lẽ mình sẽ sớm viết bài về Wushu cho mọi người thảo luận (mình nghĩ nó không liên quan đến bài tiếng anh ). Pham ngu lao 05:56, ngày 3 tháng 5 năm 2006

Thực ra thì vovinam và việt võ đạo chỉ là một, không cần phải liệt kê làm 2 Tho_Silviculture 03:16, 17 tháng 9 2006 (UTC)

Lý liên kiệt[sửa mã nguồn]

Có lễ là không nên xếp lý liên kiệt vào danh mục các danh nhân võ thuật, theo tôi nghĩ đây chỉ dành cho những nhân vật nổi tiếng, có đóng góp cho nền võ học. Lý liên kiệt nếu xếp vào diễn viên võ thuật thì đúng hơn. Nếu xét về võ thuật, trinhd độ như Lý liên kiệt ở trung quốc rất nhiều võ sư rất giỏi hơn nhiều, có nhiều đóng góp hơn nhiều, ngay cả ở đất nước việt nam ta cũng vậy, rất nhiều danh sư, vậy sao lai không đc liẹt vào mà lại đi liệt kê cái anh chàng diễn viên ngoại quốc vào? Trường hợp Lý tiểu long là khác, Lý TL đã có rất nhiều đóng góp đáng kể cho nền võ học đông phương, tiêu biểu nhất là môn phái do anh sáng lập. bàn luận không ký tên vừa rồi là của 125.235.186.36 (thảo luận • đóng góp)

Thể thao[sửa mã nguồn]

Võ thuật không phải là thể thao, mặc dù có một số môn phái được thể thao hóa. bàn luận không ký tên vừa rồi là của 203.160.1.47 (thảo luận • đóng góp)

Không nên có câu Để tìm hiểu về môn võ hiện đại có tên gọi được latinh hoá từ 武術 võ thuật, xin xem Wushu. đặt ở đầu bài viết. Vì đây không phải là một bài viết về wushu, thiếu lâm hay một môn phái nào khác của trung quốc, cái mà chúng ta quan tâm là võ thuật, và cái chính cần nói là võ thuật cổ truyền của dân Việt, chứ không phải Wushu của người tàu. Silviculture 12:07, ngày 16 tháng 11 năm 2006

Tôi đồng ý với nhận định này: "võ thuật ko phải là thể thao".Khương Việt Hà

Tôi đã sửa lại toàn bộ phần giới thuyết võ thuật trước mục lục. Bài quan trọng thế mà phần này đọc chán không chịu nổiKhương Việt Hà 04:01, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Theo tôi biết, không chỉ riêng các môn võ có nguồn gốc từ châu Á mà tất cả các môn võ của thế giới được phát triển đến ngày nay, được người nước ngoài (ít nhất là ở Hoa Kỳ, Canda, châu Âu và cộng hòa Nam Phi) biết đến như một môn thể thao. Các cuộc tổ chức thi đấu võ thuật dĩ nhiên được coi là một lễ hội thể thao, nhiều môn đã trở thành môn thể thao của Thế vận hội thể thao Olympia: Quyền Anh, Wrestling, Taekwondo, Judo. Tôi nghĩ nên phát triến và thay đổi cấu trúc bài viết cho toàn diện, đầu tiên tôi thấy cần thêm:

  • võ thuật thể thao (tạm gọi như vậy, vì như tôi phát biểu trên: đối với nhiều người nước ngoài, võ thuật dĩ nhiên đồng nghĩa với thể thao)
  • võ thuật của các châu lục khác: châu Mỹ Latin, châu Âu, châu Phi
  • và còn nhiều, nhờ các bạn khác bổ sung

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 08:32, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khí động học[sửa mã nguồn]

Sao mà giống tên một ngành của Vật lý học quá! Lhboi 09:14, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thỉnh cầu[sửa mã nguồn]

Thay vì liệt kê trong một số nền võ học khác nhau trên thế giới mà danh sách này có thể dài đến bất tận, thỉnh cầu các bạn viết về các đặc trưng của các nền võ học đó thì hay hơn. Tôi mới viết nhanh và sơ lược được mấy dòng về võ Việt Nam, Nhật Bản, Miến Khương Việt Hà 10:01, ngày 9 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vũ đạo[sửa mã nguồn]

Tiểu mục vũ đạo mới được đưa vào bài này không thấy có gì liên quan đến võ thuật. Có thể cắt ra thành bài Vũ đạo được chăng?--Bình Giang 02:53, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đang viết bổ sung vào, vì vũ đạo có ảnh hưởng rất đặc biệt trong các bộ môn quyền thuật dân gian miền bắc Trung Hoa. --Lê Long Shaolin Kungfu 09:00, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Võ thuật Trung Hoa[sửa mã nguồn]

Võ thuật Trung Hoa chỉ phân tạm theo địa danh Nam Bắc không phân theo Nội gia hay Ngoại gia theo các chuyên gia khảo cứu (xem Quốc kỷ Luận lược của Từ Triết Đông). Bát Quái Chưởng là của Võ Đang. Tôi đang tìm tài liệu để viết, ngày mai có thể có tài liệu để viết. Lê Long Shaolin Kungfu 14:00 ngày 22 tháng 8 năm 2007

Có người tự tiện sửa mục võ Trung Quốc nặc danh[sửa mã nguồn]

Tôi đã xếp các môn quyền Bắc Trung Hoa vào một phạm trù chung là Trường Quyền mà có người vào sửa nặc danh. Nếu không có tài liệu dẫn chứng đầy đủ xin vui lòng đừng tự tiện sửa. Lê Long - Shaolin Kungfu 01:12, ngày 23 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Võ thuật hay nghệ thuật[sửa mã nguồn]

Xin cho hỏi bài viết này là viết về võ thuật hay là viết về các hình thức nghệ thuật của trung hoa? Đối với các vấn đề đề cập, chỉ cần cô đọng, sâu chuỗi những ý liên quan giữa các môn nghệ thuật đó với võ thuật, sau đó thêm ghi chú chữ nghiêng và đường dẫn tới bài chính về môn nghệ thuật đó. Tránh đưa bài viết về võ thuật đi sai hướng. Thân! bàn luận không ký tên vừa rồi là của 125.235.105.7 (thảo luận • đóng góp)

Tôi cũng ko thống nhất!

Tôi hoàn toàn nhất trí với tác giả của đoạn viết liền trên. Bài viết về võ thuật này có góc nhìn còn hạn hẹp, chỉ xoay quanh nền võ học Trung Quốc, dùng quá nhiều từ Hán Việt rất khó hiểu, chưa khái quát hết sự biến hóa đa dạng cũng như vị trí xã hội hiện nay của võ thuật tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Không biết thỉnh ý này của chúng tôi có làm BBT Wiki thay đổi được quan điểm của mình không? Mong thay!

Mọi phản biện, xin liên lạc về địa chỉ mail: Lehuynh@mic.edu.vn hoặc trao đổi qua website: http://www.mic.edu.vn/). Xin trân trọng ghi nhận tất cả ý kiến phản biện của các bạn gần xa!

Lehuynhmic 06:49, ngày 11 tháng 3 năm 2008

Danh nhân võ thuật Việt Nam[sửa mã nguồn]

Tôi đã tự tiện tạm thời sắp xếp tên các võ sư theo thứ tự ABC tiếng Việt, đồng thời bổ sung tên võ sư Lê Kim Hòa, chưởng môn Thanh Long Võ Đạo, nguyên chủ tịch Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Tp HCM, nguyên chủ tịch Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam, hiện tại là phó chủ tịch hai cả hai liên đoàn.

Ngoài ra, tôi mong muốn đề nghị sắp xếp các danh nhân võ thuật Việt Nam theo hai danh mục "Tiền nhân" và "Đương đại" để tỏ lòng kính trọng các bậc tiền bối. Mong anh chị cho ý kiến.

--NeyH (thảo luận) 13:19, ngày 1 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ủng hộ NeyH. Nhưng tôi thắc mắc là tại sao danh nhân võ thuật Việt Nam lại không để ở bài Võ thuật Việt Nam mà lại để ở bài này. --Bình Giang (thảo luận) 16:26, ngày 1 tháng 5 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có tiêu chí nào để đánh giá 1 võ sư đạt tới mức danh nhân võ thuật không?--Gió Đông (thảo luận) 03:23, ngày 11 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có tiêu chí nào để đánh giá một người là "danh nhân" nói chung hay không? Nếu có, thì danh nhân võ thuật cũng sẽ được đánh giá tương tự. 123.24.146.171 (thảo luận) 04:05, ngày 11 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngoại lực và nội lực[sửa mã nguồn]

§Bài viết nêu ra chỉ có ngoại lực và nội lực vậy nhuyễn công và ngạnh công dùng loại lực nào, nếu như dùng ngoại lực thì tại sao tỉnh quyền công lại đánh được từ xa, nó nên xếp vào hàng nội công hay nhuyễn vì tôi đoán là nó dùng khí mà khí là nội lực

Ngoại lực và nội lực[sửa mã nguồn]

§Bài viết nêu ra chỉ có ngoại lực và nội lực vậy nhuyễn công và ngạnh công dùng loại lực nào, nếu như dùng ngoại lực thì tại sao tỉnh quyền công lại đánh được từ xa, nó nên xếp vào hàng nội công hay nhuyễn vì tôi đoán là nó dùng khí mà khí là nội lực