Thảo luận:Văn minh La Mã cổ đại

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Duongdttt trong đề tài Xem lại phần Yhọc

Đoạn đầu bài La Mã cổ đại: ...là một nền văn minh.... Nguyễn Hữu Dng 15:48, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

2 bài này rất khác nhau, hình như Dụng không đọc thì phải ?--Duongdttt 16:06, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Vậy chắc nên đổi định nghĩa của bài La Mã cổ đại. Nguyễn Hữu Dng 16:19, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu bỏ đi đoạn: "là một nền văn minh" ở bài La Mã cổ đại thì nội dung cũng không bị ảnh hưởng gì. Bạn xem lại xem và tham khảo cả ngôn ngữ khác nữa--Duongdttt 16:27, ngày 1 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Các bạn có thể nhầm không? đã là La Mã, thì không có cổ đại hay hiện đại! Cần phải phân biệt Rome cổ đại và Rome hiện đai. Nhưng La Mã là cách gọi khác của Roma cổ đại (có nghĩ là khi nói đến La Mã là người ta hiểu rằng đó là Ancient Rome chứ không có Ancient Lama)

Thời đại Ancient Rome (La Mã) chỉ kéo dài từ thế kỷ 9TCN đến năm 476 là sụp đổ, và khi người Việt dùng từ La Mã thì không cần thêm từ cổ xưa, bởi vì La Mã đã bao gồm cả Roma lẫn Ancient!

Vanminhhanoi 18:06, ngày 2 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xem lại phần tôn giáo[sửa mã nguồn]

Riêng phần tôn giáo của La Mã cổ đại cần phải xem lại nghiêm túc. Theo tôi thì La Mã cổ đại có thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 TCN đến đầu thời Cộng hòa La Mã(thế kỷ 3 TCN) thì chưa hề có bóng dáng đạo Cơ Đốc mà mãi sau nhiều thế kỷ mới hình thành.

Có lẽ đạo Ki Tô chỉ đúng với La Mã thời Đế quốc La Mã chứ không đúng với La Mã cổ đại! Bạn sưu tầm ở đâu thì có thể chỉ cho mọi người thấy nguồn để họ tra cứu!Vanminhhanoi 11:08, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đạo Kitô du nhập từ thế kỷ IV TCN (nằm trong thời kỳ La mã cổ đại), ban đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo, vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Từ thế kỷ IV TCN đến thế kỷ II TCN các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội. Từ khi mới ra đời đạo Kitô gặp nhiều khó khăn do bị các hoàng đế La Mã và bọn quí tộc địa phương đàn áp rất tàn bạo(đó là năm 64). Mãi cho đến năm 313 được hoàng đế La mã công nhận, lúc đó nhiều người mới biết đến. năm 337 vị Hoàng đế La Mã Cônxtantinut gia nhập đạo Kitô , khiến cho quan lại và dân chúng đua nhau theo đạo. Mốc 337 được lịch sử ghi nhận.--Duongdttt 12:01, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Bạn Duongdttt chú thích nguồn cho bài viết đi để tiết kiệm thời gian. (mở mục Tham khảo rồi liệt kê sách bạn đã dùng)- Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:08, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi tham khảo rất nhiều tài liệu để viết, nên không nhớ được. bây giờ chỉ còn cách là thảo luận, tra chéo ở các wiki nước ngoài. tôi đã trả lời câu hỏi trên của bạn Vanminhhanoi rồi đó (trả lời ở trên)--Duongdttt 12:26, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xem lại phần Yhọc[sửa mã nguồn]

Hippocrates, một trong những danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm 460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum (thuộc Nền văn minh Hy Lạp). Trong khi đó mãi tận 164 TCN (có nghĩa là 296 năm sau người La Mã mới có dịp thống trị Hy Lạp). Vậy theo bạn Duongdttt thì khi nào ông Hippocratos nhập quốc tich La Mã cổ đại, hay là có tài liệu nào nói đến việc ông sang chữa bệnh tận bên La Mã xa xôi và còn tăm tối?Vanminhhanoi 13:59, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cảm ơn vanminhhanoi, mình đã thấy sự không logic, tạm thời mình xóa nó xem xét và viết lại--Duongdttt 14:46, ngày 7 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời