Thảo luận:Vịnh Xuân quyền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Tmct trong đề tài Nội dung toàn văn

Untitled[sửa mã nguồn]

Bài này cần viết 1 cách tổng quát nhất về các chi phái Vĩnh xuân Quyền trên toàn thế giới.--silvi 12:14, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phác thảo tạm cái khung của bài và viết tạm một ít nội dung, trong vài ngày tới nếu rảnh rỗi sẽ tập trung tư liệu để cố gắng viết bài này. Khương Việt Hà 06:03, ngày 14 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thỉnh thoảng viết được một ít, cũng tương đối khó vì nhiều quan điểm, phải tìm ra những cái chung và thống nhất ít nhiều giữa các quan điểm, các bạn cứ chịu khó chờ nhé!Khương Việt Hà

Xem lại 1 tý[sửa mã nguồn]

Rất có thể phát xuất từ Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên Trung Hoa, khi ông nương theo bài Tiểu La Hán quyền 18 thế của Thiếu Lâm để chế ra Linh thú ngũ quyền gồm 5 bài quyền dựa theo 5 con thú nói trên, và một bài tổng hợp của 5 con thú. đoạn này theo tôi được biết thì là có vấn đề, Bạch Ngọc phong dựa vào 18 động tác của Thập bát la hán thủ thì hay hơn là tiểu la hán quyền 18 thế. Vì trong thập bát la hán quyền của võ sư Đoàn tâm ảnh (phái võ lâm chánh tông) cũng có tiểu la hán quyền, nhưng là 8 bài tiểu la hán quyền. Bạn nên coi lại đi---silvi 06:45, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC).Trả lời

Xin xem: http://thaicucquyen.com/post.php?action=reply&fid=5&tid=93&repquote=3820. Bài viết này đăng trên Sổ tay Võ thuật khoảng năm 1994-1995, và có thành viên post lên đây không ghi tên tác giả. Rất tiếc tôi chưa tìm ra cuốn sổ tay võ thuật đó, nhưng nhớ như in bài này ngày xưa, thời mà Sổ tay võ thuật chưa có tên như bây giờ mà mang tên Tạp chí Võ thuật, kích thước 13x19, ảnh toàn đen trắng. Bài đó phía trên là một cái ảnh, ở dưới viết phần đầu đến chữ "...tân kỳ nổi danh như:" thì xuống dòng, viết vào phần Bạch Ngọc Phong, sau vài dòng thì sang trang sau. Trí nhớ cũng khá chính xác phải không? Chà! Sách vở ở nhà lộn xộn quá! Thiếu Lâm Tự đời Nguyên dứt khoát còn đang ở những bước đi đầu tiên, có lẽ chưa thể có một hệ thống Thập bát la hán quyền mà bài Tiểu la hán quyền nằm trong nó như sau này. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, tôi sẽ xem lại nhận định này, còn tạm thời cứ giữ nguyên. Trân trọng! Khương Việt Hà

Vâng, tôi đọc trong cuốn sách giới thiệu về thập bát la hán quyền của võ sư Đoàn Tâm Ảnh-Lạc Việt (môn phái Võ Lâm Chánh Tông-Sài Gòn) thì theo như soạn giả viết, thập bát la hán quyền là 1 chế tác của võ phái này, nói cách khác là của ngừoi Việt Nam, chế tác này dựa trên cơ sở Thập Bát La hán Thủ của chùa Thiếu lâm, ngũ hình quyền của Bạch Ngọc Phong (và cái tư tưởng võ đạo của ông ta "cường thân mẫn trí"). Bộ thập bát xà quyền cũng là chế tác của lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh, còn bộ thập bát la hán quyền có 2 phần, tiểu la hanbs và đại la hán. Quay lại về ngũ hành linh ứng của bạch ngọc phong, nó được chế tác vào thời nguyên, và hình như là có 170 động tác gì đó, và dựa vào thập bát la hán thủ của tổ sư Đạt Ma, và 1 bản chế tác khác của Giác Viễn đại sư. Anh nên xem cẩn thận đoạn này vậy. Thân ái ! --silvi 09:49, ngày 19 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cũng chả nên tin tuyệt đối vào cái được dạy ngày hôm nay, so với cái đã được sáng chế ngày hôm qua. Nếu bạn đã từng tập Vịnh Xuân Quyền (Việt Nam), bạn sẽ thấy Hổ quyền khác xa cái gọi là Hổ quyền của các môn phái võ thuật cổ truyền, thậm chí hổ quyền Thiếu Lâm tự. Thêm nữa, tôi check được chút thông tin về cụ Đoàn Tâm Ảnh và chương trình cụ dạy, thấy có ít nhiều biến thái về thuật ngữ càng làm tôi tin rằng cái hệ thống Thập bát la hán quyền đó có thể ko còn nguyên bản như xuất phát điểm của nó. Đơn cử, trong Sổ tay võ thuật số 61, ra tháng 3/1999. Tại trang 19 bài Mừng đại thọ lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh, có câu lão võ sư tự thuật: "... mãi đến năm 1954 mới bắt đầu mở lớp dạy võ tại Cần Thơ và Sài Gòn. Trong 6 năm đầu tiên, tôi dạy các bài thảo: Thập bát La hán quyền, Cửu ngủ (ngũ?) tam dương hội bát tiên quyền, Thập nhị xà quyền. Từ năm 1961 đến năm 1975, tôi chuyển sang dạy các đòn thế căn bản: Thất thập nhị huyền công tức 72 thế công thủ phản biến giúp các võ sinh tự vệ một cách hữu hiệu" v.v. Nhưng bạn ơi... Thất thập nhị huyền công là thuật ngữ đã được "đăng ký bản quyền" từ Thiếu Lâm tự, đâu có thể hiểu đơn giản và ứng dụng bừa bãi như thế. Khương Việt Hà 16:30, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhắc việc[sửa mã nguồn]

Tài liệu nhiều hàng trăm trang rồi mà chưa viết thêm được bài này tí nào. Chắc phải cố thôi. Đưa vào nhắc việcKhương Việt Hà 09:19, ngày 6 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Càng đọc càng thấy mù mịt, mỗi tài liệu một phách, hệ nào cũng nhận mình là nhất, là chính thống! Khương Việt Hà 16:05, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hình như là Khương Việt Hà đang đọc Wikipedia tiếng Việt, đúng không? ;-{)> Mekong Bluesman 18:26, ngày 8 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hình minh họa[sửa mã nguồn]

Có ai có hình minh họa một vài tư thế của môn này không? Newone 06:58, ngày 7 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tài liệu tham khảo[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn taratata đã nhắc nhở về tài liệu tham khảo. Khi thêm vào bài viết một số phần kỹ thuật, tôi có ý định bổ sung nội dung trong bản photo một tài liệu Vịnh Xuân Quyền mà tôi có (cái tài liệu bạn nói đến trong tài liệu tham khảo của bài). Rất tiếc vì tôi không tìm lại được bản photo đó trong tủ sách ở nhà vì đã quá lâu, nên chỉ dựa trên trí nhớ và check trên mạng câu "cổn thủ thâu quyền" thấy ra đúng cái tài liệu tôi cần trên một forum http://www.hn-ams.org/forum/archive/index.php/t-14086.html, đọc thì thấy đánh máy sai khá nhiều và không ghi tác giả. Tôi đưa tạm vào bài có sửa chữa những chữ Hán Việt mà tôi cho rằng bản trên forum bị sai, tuy nhiên vì chưa tìm được bản photo tài liệu gốc mà forum nói trên đưa lên, nên tạm thời tôi chưa đưa nguồn tài liệu tham khảo vào bài. Vả lại, bài còn rất sơ khai, còn dở dang và tôi có ý định tiếp tục viết khi rảnh rỗi (thêm phần lịch sử, các quan niệm về tên gọi theo cách hiểu của tôi, phả hệ), nên nói chung nếu mỗi người bổ sung, hoàn thiện thêm một chút thì tôi rất lấy làm biết ơn! Khương Việt Hà 16:50, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nội dung toàn văn[sửa mã nguồn]

Trong bài có mấy đoạn toàn là nội dung toàn văn các bài Ca Quyết. Wikipedia không chứa nội dung toàn văn. Đề nghị chuyển các nội dung toàn văn đó sang Wikisource. Ví dụ như tôi đã làm với Khẩu quyết Vịnh Xuân quyền. Tmct (thảo luận) 14:13, ngày 6 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quí bạn, tên thế là chiêu thế danh xưng. Ca quyết là bài thơ chứa đựng yếu quyết. Taratata

Mộc nhân thung Diệp Vấn[sửa mã nguồn]

Theo tài liệu về chi phái Vịnh xuân Hồng Công cua Tôn sư Diệp Vấn thì bài Mộc nhân thung đã thất truyền nhiều tuyệt kỹ, đặc biệt bỏ đi nhiều chiêu sát thủ ở tầng 8(tiểu đoạn8)theo các cao đồ của Diệp Vấn như: Wiliam Cheung, Wong Shun Lueng, Tsui Shong Tin thì điều đó là có thật, ngày nay kể cả Diệp Chuẩn cũng không chắc chắn biết được đoạn 8 đó có những chiêu sát thủ gì? Chính Diệp Chuẩn cùng Lương Đĩnh biên soạn lại cuốn Kỹ thuật Mộc nhân thung được phổ biến hiện nay.Ở đây chỉ nói về cách luyện bài thung này thôi, nếu xem qua các clip các VS Tây phương luyện tập quá thiên về sức mạnh, thậm chí có VS còn vung tay ra xa Mộc nhân đẻ lấy lực đánh vào, nguyên tắc đoản kiều phát lực không được chú ý đến...điều đó cho thấy tính liên hoàn bị giảm đi,độ dính, miết, tỳ... là ít thấy. Mỗi VS lại dụng thức khác 1 chút, ngay cả Diệp Chính và Diệp Chuẩn cũng có khác biệt vd: 右膀手 - 左護手:Hữu bàng thủ - tả hộ thủ. Sau thức thứ 2:Neck pulling hand: Mang Geng sau(tài liệu phổ biến bằng tiếng anh) Diệp Chuẩn thu hữu Bàng thủ về + xoay mã:từ cao đâm xéo xuống về trung lộ, kín và tốc độ hơn. Diệp Chính vòng hữu bàng thủ từ cao về thấp hất lên trung lộ, vòng xoay rộng, lộ, chậm hơn. Từ đó nhận thấy bản thân 2 người con của Diệp Vấn đã khác nhau cùng 1 thế đánh của cùng 1 bài. Sự khác biệt này có thể do Diệp Vấn truyền dạy hoặc con ông thay đổi cách thức.thảo luận quên ký tên này là của Longdesign74 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 15:58, ngày 21 tháng 9 năm 2009.