Thịt kho Đông Pha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thịt kho Đông Pha
Thịt kho Đông Pha được phục vụ nóng
Xuất xứHàng Châu, Trung Quốc
Thành phần chínhThịt heo, xì dầu, gia vị thảo mộc
Thông tin khác

Thịt kho Đông Pha (Phồn thể: 東坡肉; Giản thể: 东坡肉; Bính âm: dōngpōròu; Hán Việt: Đông Pha nhục) là một món ăn Hàng Châu được chế biến bằng cách áp chảo rồi nấu chín thịt lợn ba chỉ.[1][2] Thịt lợn được cắt dày khoảng 2 inch (5 cm) và phải có cả mỡ và thịt nạc. Da còn nguyên.và cảm giác vừa miệng nhưng không béo ngậy và món ăn thơm mùi rượu. Món ăn được đặt theo tên của nhà thơ và nhà ẩm thực thời Tống, Tô Đông Pha.[3]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thuyết kể rằng trong cuộc sống của Tô Đông Pha khi bị đày tới Hàng Châu, ông đã cải thiện quy trình truyền thống. Đầu tiên ông kho thịt lợn, thêm hoàng tửu (rượu vàng) để làm món thịt lợn kho có màu nâu đỏ. Sau đó hầm từ từ trên lửa nhỏ. Trong công trình học thuật của họ về Ẩm thực Trung Quốc, Lâm Hùng Chu và Lâm Thúy Phượng đưa ra công thức "Hương thơm của thịt lợn: Thịt lợn Đông Pha", và nhận xét rằng "miếng thịt vuông được đặt theo tên của nhà thơ Tô Đông Pha, cũng không rõ vì sao. Có lẽ chỉ vì ông ấy sẽ thích nó." [4]

Thịt kho Đông Pha đã trải qua ba giai đoạn nổi tiếng, từ khi xuất hiện lần đầu đến khi được đánh giá cao. Lịch sử của món ăn được cho là song song với những trải nghiệm của Tô Đông Pha:

  • Từ Từ Châu, phía bắc tỉnh Giang Tô, thịt kho Đông Pha xuất hiện lần đầu tiên với tên gọi thịt kho Huy Tông.
  • Đến Hoàng Châu, ngày nay là Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, Tô Đông Pha đã hoàn thiện phương pháp và công thức.
  • Cuối cùng là Hàng Châu, thịt kho Đông Pha chính thức được đặt tên và trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cannon, Gwen biên tập (2010). Michelin Must Sees Shanghai. London: Michelin Apa Publications. tr. 133. ISBN 978-1-906261-99-3.
  2. ^ Yoke, Wong Ah (ngày 8 tháng 5 năm 2016). “Video: How to make braised Dongpo pork”. The Straits Times. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2019.
  3. ^ Law, Eugene (2004). Intercontinental's best of China. Beijing: China Intercontinental Press. tr. 336. ISBN 978-7-5085-0429-2.
  4. ^ Hsiang-Ju Lin and Tsuifeng Lin, with a Foreword and Introduction by Lin Yutang, Chinese Gastronomy. New York,: Hastings House, 1969. ISBN 0-8038-1131-4; various reprints), p 55.

Liên kết ngoại[sửa | sửa mã nguồn]