Tiếng Long Gia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Long Gia
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcQuý Châu
Tổng số người nóiđã biến mất? (2011)[1]
Dân tộcNgười Long Gia
Phân loạiHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3Không
Glottologlong1417[3]

Tiếng Long Gia (nội danh: suŋ55ni55mpau21) là một ngôn ngữ Hán-TạngQuý Châu, Trung Quốc, có quan hệ gần với tiếng Thái GiaLư Nhân. Tiếng Long Gia có lẽ đã biến mất (Zhao 2011).

Người Long Gia ngày nay nói Quan thoại Tây Nam và đã cư ngụ ở Quý Châu từ rất lâu. Theo Quý Châu Tỉnh Chí (2002),[4] tiếng Long Gia nói ở Đại Phương, Kiềm Tây (Trung Bình khu 中坪区; Tân Phát thôn 新发村 của Pha Cước khu 坡脚区), và Phổ Định (Giảng Nghĩa Trại 讲义寨 của Bạch Nham hương 白岩乡). Nó có lẽ giống nhất với tiếng Thái Gia[4] và có nhiều từ mượn tiếng Hán cổ đại.[5]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiên cứu công bố năm 1984[2] cho thấy rằng tiếng Thái Gia có quan hệ gần với tiếng Thái Giatiếng Lư Nhân. Tuy vậy, vị trí của tiếng Thái Gia trong ngữ hệ Hán-Tạng lại chưa dứt khoát. Trịnh Trương (2010)[6] đề xuất rằng tiếng Thái Gia và tiếng Bạch là ngôn ngữ chị em, còn Sagart có quan điểm rằng tiếng Thái Gia mang gốc Hán, gần với tiếng Ngõa Hương.[7]

Phương ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Những phương ngữ Long Gia sau được ghi nhận.

  • Pha Cước khu 坡脚区, Đại Phương, Quý Châu[2][8] (Pha Cước khu nay gồm Miêu Trường trấn 猫场镇, Đỉnh Tân 鼎新, và Lục Đường hương 绿塘乡.)
  • Hoa Khê Đại đội 花溪大队, Trung Bình khu 中坪区, Kiềm Tây[2] (nay là Hoa Khê Di tộc Miêu tộc hương 花溪彝族苗族乡)
  • Giảng Nghĩa trại 讲义寨, Phổ Định[2]
  • Thái Quan trấn 蔡官镇, An Thuận, Quý Châu[9]

Bảng dưới đây so sánh ba phương ngữ tiếng Long Gia (1984:2-3).[2] Phương ngữ Giảng Nghĩa trại 讲义寨 khá khác biệt, phương ngữ Pha Cước 坡脚 và Hoa Khê 花溪 giống nhau hơn.

Nghĩa Tiếng Trung Pha Cước 坡脚 Hoa Khê 花溪 Giảng Nghĩa trại 讲义寨
牛 (ngưu) ŋau⁵⁵ ŋau⁵⁵ ŋau³⁵
ăn 吃 (cật) ua³¹ ua³¹ ua³¹
chó 狗 (cẩu) kuɛ³³ kuɛ³³ kuɛ⁵³
heo/lợn 猪 (trư) lɛ⁵⁵ lɛ⁵⁵ lɛ³⁵
鸡 (kê) kɛ⁵⁵ kɛ⁵⁵ kɛ⁵⁵
lúa 稻谷 (đạo cốc) mɛ³¹ mɛ³¹ mai³¹
nước 水 (thủy) ɕi³¹ ɕe³¹ se³¹
to, lớn 大 (đại) la⁵⁵ la⁵⁵ lɛ³¹
hai 二 (nhị) ta³¹ ta³¹ to³³
bốn 四 (tứ) sɿ⁵⁵ si⁵⁵ so⁵⁵
thịt 肉 (nhục) ȵi³¹ ȵi³¹ ȵi³¹; ntɕi³¹

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Zhao 2011
  2. ^ a b c d e f Quý Châu tỉnh dân tộc thức biệt công tác đội [贵州省民族识别工作队]. 1984. Nam Long nhân (Nam Kinh-Long Gia) tộc biệt vấn đề điều điều tra báo cáo [南龙人(南京-龙家)族别问题调查报告]. m.s.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Longjia”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ a b Quý Châu Tỉnh Chí: Dân tộc Chí [贵州省志. 民族志] (2002). Guiyang: Nhà xuất bản Dân tộc Quý Châu [貴州民族出版社].
  5. ^ Dafang County Almanac (1996:150-152)
  6. ^ Trịnh Trương Chuộng Phương [郑张尚芳]. 2010. Càijiāhuà Báiyǔ guānxì jí cígēn bǐjiào [蔡家话白语关系及词根比较]. In Pān Wǔyún and Shěn Zhōngwěi [潘悟云、沈钟伟] (eds.). Yánjūzhī Lè, The Joy of Research [研究之乐-庆祝王士元先生七十五寿辰学术论文集], II, 389–400. Shanghai: Shanghai Educational Publishing House.
  7. ^ Sagart, Laurent. 2011. Classifying Chinese dialects/Sinitic languages on shared innovations. Talk given at Centre de recherches linguistiques sur l’Asie orientale, Norgent sur Marne.
  8. ^ Guizhou provincial ethnic classification commission, linguistic division [贵州省民族识别工作队语言组]. 1982. The language of the Caijia [Caijia de yuyan 蔡家的语言]. m.s.
  9. ^ Caiguan Town Gazetteer [蔡官镇志] (2004). Guiyang: Guizhou People's Press [贵州人民出版社].

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Guizhou provincial ethnic classification commission, linguistic division [贵州省民族识别工作队语言组]. 1982. The language of the Caijia [Caijia de yuyan 蔡家的语言]. m.s.
  • Guizhou provincial ethnic classification commission [贵州省民族识别工作队]. 1984. Report on ethnic classification issues of the Nanlong people (Nanjing-Longjia) [南龙人(南京-龙家)族别问题调查报告]. m.s.
  • Hsiu, Andrew. 2013. "New endangered Tibeto-Burman languages of southwestern China: Mondzish, Longjia, Pherbu, and others". Presentation given at ICSTLL 46, Dartmouth College.
  • Zhao Weifeng [赵卫峰]. 2011. History of the Bai people of Guizhou [贵州白族史略]. Yinchuan, China: Ningxia People's Press [宁夏人民出版社]. ISBN 978-7-227-04678-3

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]