Bước tới nội dung

Đa Minh Huyện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
tượng cổ giáo xứ Kính Danh 1958

Đa Minh Huyện[1] là ngư phủ, chịu thiêu sinh tử vì đạo dưới triều vua Tự Đức, được Giáo hội Công giáo Rôma phong Hiển Thánh vào năm 1988.

Các nguồn tài liệu không thống nhất về họ, tên của ông. Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam (giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ biên) ghi là Nguyễn Văn Huyên[2], còn Giáo phận Thái Bình ghi là Trần Văn Huyên[3][4]. Ông sinh năm 1817 tại làng Đông Thành (nay là thôn Đông La, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo phận Thái Bình), sinh sống bằng nghề đánh cá trên sông Nhị Bình gần cửa Ba Lạt. Tháng 6 năm 1861, vua Tự Đức ban hành chiếu chỉ Phân sáp người có đạo. Ông bị bắt và bị giải lên huyện đường Quỳnh Côi. Dù bị tra tấn, đói khát kéo dài suốt 9 tháng, nhưng ông vẫn giữ đạo, không chịu đạp lên thánh giá. Sáng ngày 5 tháng 6 năm 1862, tại pháp trường Nam Định, ông bị nhốt trong cũi tre, sau đó bị thiêu sống. Thi thể được an táng trong nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu, họ Đông Thành, thuộc giáo xứ Kẻ Mèn địa phân Trung Đàng Ngoài nay là giáo xứ Kính Danh địa phận Thái Bình[2].(thôn Nội Lang Nam, xã Nam Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ngày nay).

TIỂU SỬTHÁNH ĐAMINH NGUYỄN VĂN HUYÊN[5]

Thánh Đaminh Nguyên Văn Huyên. Sinh năm Đinh Sửu (1817). Ngài là con ông Phê-rô Trần Văn Thiên và bà Maria Trần Thị Duyên tại làng Đông Thành thuộc giáo khu Thánh Danh Chúa Giêsu. Nay là giáo xứ Kính Danh thôn Nội Lang xã Nam Hải.

Thánh Đaminh Nguyên Văn Huyên thân phụ là ông Nguyễn Đình Mười thuộc làng Đông Thành nay thuộc thôn Đông La xã Nam Hải .Ông Nguyễn Đình Mười sinh được 10 người con trong đó ông Thánh Đaminh Huyên là con thứ 7. Theo gia phả họ Nguyễn thì ông Huyên vẫn chưa vợ con và được gọi là ông Mãnh.

Thời niên thiếu gia đình đông con kinh tế khó khăn, chàng trai Nguyên Văn Huyên được gia đình ông bà Thiên nhận nuôi sinh sống tại làng Đông Thành thuộc giáo khu Thánh Danh Chúa Giêsu nay thuộc thôn Nội Lang xã Nam Hải.

         Tại làng Đông Thành, gia đình ông bà Thiên lo khai vỡ đất hoang để cày cấy. Khi ruộng lương đã nền nếp, thời vụ cấy đã xong, ông bà nghĩ đến việc mua thuyền sắm lưới để ra sông kiếm thêm nguồn thực phẩm. Ông Huyên cũng giúp bố mẹ trong việc đồng áng và đánh bắt cá tôm. Với lúa đồng, với cá tôm… gia đình ông bà sống ấm no hạnh phúc.

         Sau khi trưởng thành ông lập gia đình với người con gái trong giáo khu là em họ của ông Thánh Toại, ông Huyên không những là người bạn ngư phủ với ông Toại mà là người em rể cùng nhau lên thuyền lướt sóng ra khơi để bủa lưới đánh câu, thu về những mẻ cá tươi ngon cho cuộc sống.

         Và sau với ông Toại cùng đổ màu đào, hi sinh cùng ngày, cùng một bản ản, cùng một chỗ, và an táng cùng một nơi để làm chứng đức tin vào Chúa kitô.

         Trước khi đổ máu đào làm nhân chứng đức tin, ông bà Huyên vẫn chưa có người con nào, một thời gian sau khi ông Huyên mất bà Huyên tái giá làm dâu tại làng Nam Đồng( xã Nam Thắng ngày nay). Trước năm 1945 con cháu bà Huyên vẫn thường xuyên lui tới họ ngoại. Sau biến cố 1954 con cháu không còn qua lại nữa lên giờ không biết con cháu bà Huyên ở đâu.

BIỂN YÊN DẠY SÓNG.

         Đời sống bà con nông ngư dân làng Đông Thành cứ bình thản qua đi cùng với những tiếng chuông vang xa khắp làng khi còn mờ sương sáng, rồi hoàng hôn trên biển cả. Khi mà ông bà Thiên gọi dục các con đi tham dự giờ kinh lễ sáng tối. Tiếng chuông còn vang lên lúc “đúng ngọ” để giáo dân xướng kinh truyền tin dù đang ở nơi nào. Rồi lúc chiều tà, khi mặt trời khuất dần sau những rạng tre xanh đang sẫm dần nơi làng bên cạnh, tiếng chuông một lần nữa vang lên thúc dục giáo dân dâng lên Chúa những việc làm trong ngày qua. Cảm tạ Chúa trước khi nghỉ ngơi lấy lại sức…

Những tưởng cuộc sống mãi cảnh yên bình của tiếng chuông, của lúa đồng, cá biển ấy, không ngờ đời sống bị khuối động, như sóng biển ùa vào cửa Ba Lạt ngày giông bão, khi sắc lệnh cấm đạo của vua Tự Đức về với làng Đông Thành. Năm 1860, chỉ dụ phân sáp của vua Tự Đức được quan chức các cấp đem áp dụng triệt để. Vào một ngày cuối thu năm 1861, tri huyện Tiền Hải, tổ chức hành quân đến vùng biển để cưỡng bức giáo dân Gia-tô bỏ đạo, theo chỉ dụ của nhà vua.

         Bọn lính hùng hổ lùng sục làng Đông Thành, một số người đã ra khởi buông lưới. Hôm ấy ông Huyên chưa đi làm nên bị bắt cùng với mấy người làng Đông Thành khác. Trước khi lui binh, tri huyện bắt các ông quá khóa. Ông Huyên cương quyết không tuân lệnh ấy, có ông Toại bị bệnh, nên quan cho ông đi thuê xe kéo đưa đi theo đoàn tù đạo.

         Tại huyện đường Tiền Hải, quan lại bắt các ông bước qua tượng để bỏ đạo. ông Huyên và các bạn vẫn cương quyết chứng tỏ niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Các ông luôn có lòng ao ước được đem mạng sống chứng tỏ niềm tin ấy.

         Đe dọa, dụ dỗ không được, tri huyện làm án trình lên tổng đóc Nam Định. Tổng đốc ra lệnh phân sáp các ông đến làng Tang Giá, thuộc huyện Quỳnh Côi. Các ông bị giải đến nơi lưu đày theo lệnh phân sáp ấy.

TRONG CHỐN LƯU ĐÀY

         Tang Giá là một làng toàn lương dân, rất gét người có đạo. Họ không ưa những tín hưu công giáo đến làng, làm xáo động đời sống của họ. Nên họ thường phỉ báng riếc móc những mầm Gia-tô bị đem cấy vào thôn xóm họ. Vì không gia đình nào nhận tù đạo, nên lý tưởng phải giam các ông vào điếm canh của làng. Nơi đó được biến thành nhà tù, thiếu thốn mọi thứ. Ông Huyên và các bạn chịu nhiều khổ cực, vì đói khát, vì đòn vọt, bị dân làng chửi bới riếc móc, nói phạm đến đạo, bị hành hạ bỏ đạo… Bị giam tại Tang Giá có ông Đaminh Toại và ông Đaminh Huyên và ông Phê rô Viêt và ông Lương là người làng Đông Thành , thêm ông Đaminh Đẩu là người làng Châu Nhai.

         Trong tù, các vị luôn nhẫn nại chịu đựng mọi sự khốn khó, tổ chức đọc kinh chung mỗi ngày hai lần, yên ủi khuyến khích nhau cương quyết hi sinh vì Đạo Chúa. Thân nhân đến thăm, thấy các vị bị khổ cực quá, đã òa lên khóc. Ông Huyên đã tươi cười an ủi.

         “Chúng tôi được hy sinh vì Chúa, phải vui mừng mới đúng chứ! Hãy về trông nom nhà cửa con cái. Đừng lo cho chúng tôi. Nguyện vọng của chúng tôi là được chết vì Chúa, đừng theo tình cảm xác thịt mà khóc thương chúng tôi. Hãy cầu xin Chúa cho chúng tôi đủ sức chịu đựng vì Đạo Thánh”.

         Nhiều lần các vị gọi ra để dụ giỗ đe dọa buộc chối đạo, nhưng cương quết từ chối để giữ vững đức tin.

         Sau chín tháng bị giam cầm, quan thấy không thể lay chuyển được ý chí kiên cường của ông Huyện cũng như các vị khác, quan đã khép án xử tử.

ĐỐT LỬA KÍNH MẾN

         Vào thời gian đó, triều đình Tự Đức đã phải nhượng bộ liên quân Pháp – Tấy Ban Nha, sắp phải kí hòa ước không bách hại đạo Công Giáo nữa. Vì thế, quan tổng đốc tỉnh Nam Định Nguyễn Đình Tân đã truyền lệnh xuống các làng xã còn tù nhân Gia-tô phải liệu cách giết hết bằng cách “chém hoặc là thiêu sinh, hoặc táng sinh hay trói giở giáo( chân người nọ vào cổ người kia) ném xuống sông.

         Tri huyện Quỳnh Côi ra lệnh thiêu sinh ông Huyên và các bạn. Đúng vào ngày Tự Đức ký hòa ước Nhâm Tuất với Pháp 05-06-1862 ( tức ngày mồng 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất) ông Huyên bị xử. Địa điểm và hình khổ cùng ông Toại.

         Ba ngày trước khi hành quyết, quan đã cho ông Huyên và các bạn biết. Các vị đã vui mừng sốt sáng dọn mình chịu chết. người nhà các vị cũng đã đến thăm từ giã và tham dự lễ thiêu mà chính người thân yêu nhất của mình là của lễ dâng lên Chúa. Hiện diện tại pháp trường có bà Maria Dần – vợ ông Đẩu, cô Anna Ngư - con bà Từ và bà Toại, bà Huyên.

         Lúc ấy bà Huyên đang ôm một chiếc bị cói (một loại giỏ xách đan bằng cói) có đựng bộ quần áo và tấm vải để liệm xác ông, lính thấy liền ném vào đống lửa cho cháy.

         Khi nửa đã tàn, các vị được phép mai táng ngay tại đồng ấy. Cô Anna Ngư, bà Maria Dần và thân nhân đã cùng nhau an táng các vị.

         Khoảng 2 năm sau khi đạo Chúa được tự do hoặt động, gia đình đã đến làng Tang Giá để cải táng ông. Hài cốt ông được đưa về quê hương làng Đông Thành , rửa gội sạch sẽ, đặt phơi trên một tấm lụa, mọi người thấy từ hài cốt ông sinh ra mùi thơm ngạt ngào. Cùng ông Toại ông Huyên được an táng tại giáo khu Thánh Danh Chúa Giê-su thuộc giáo họ Đông Thành.

ĐẠO CÀNG HƯNG THỊNH

         Trong sách ngôn sứ Danien có chuyện ba thiếu niên bị vua thành Babylon quăng vào lò lửa cháy phừng phực mà vẫn đi lại hát ca trong lò. Thiên thần Chúa đã đến gìn giữ họ. Với các ông ấy, lửa chẳng có quền gì trên họ.(Dn.3.27).

         Thánh Huyên và các bạn của ông cũng sống trong lửa. Từ trong lửa ấy, Thiên Thần đã đưa linh hồn các Ngài lên hưởng nhan thánh Chúa. Các Ngài bị thiêu sinh vì danh Chúa. Chế độ  nhà Nguyễn đã hơn nửa thế kỉ mất ăn mất ngủ để giết đạo, nhưng “ Đạo Chúa Trời càng ngày càng rộng sáng ra hơn nữa”. Sau thời “sát tả” của Văn thân, từng chục làng bên lương đã xin tòng giáo, hàng trăm nhà thờ nguy nga được xây dựng.. Đúng là:

         “càng cấm đạo , đạo càng thịnh

         Xem kìa trong mấy cảnh năm châu…”

(Bài vè thánh Huyên)

         Gương hy sinh của thánh Đaminh Huyên đã được Giáo Hội tuyên dương cho các tín hữu noi theo.

         Trong một buổi lễ trất trọng thể tại đền Thánh Phê-rô ngày 29 tháng 4 năm 1951 , Đức Thánh Cha PioXII đã tôn phong ông Đaminh Nguyên Văn Huyên lên bậc Chân Phước, bằng tông thư có nhan đề “Mùa màng vàng ối gặt được”. Ngài đứng thứ 19 trong số 25 vị được tôn phong

Ngày 19 tháng 6 năm 1988 , Chân Phước Đaminh Nguyễn Văn Huyên trong số 117 vị được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị tôn phong lên bậc Hiển Thánh.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lm. Nguyễn Đức Việt Châu, SSS. “Ngày 5/6: Thánh Đa Minh Toại – Ngư Phủ (1812-1862) và Thánh Đa Minh Huyện – Ngư Phủ (1817-1862)”. Tổng giáo phận Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ a b Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm (2018). Hạnh các thánh tử đạo Việt Nam. Tôn giáo. tr. 128–129.
  3. ^ “Thánh Đa Minh Trần Văn Huyên”.
  4. ^ Ngọc Lan. “Giáo họ Kính Danh và các nhân chứng tử đạo”. Báo Công giáo và dân tộc.
  5. ^ HĐGMVN. “Thánh Đaminh Nguyễn Văn Huyên, tử đạo ngày 05 tháng 6 năm 1862”. hdgmvietnam.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2024.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]