Amphiprion leucokranos

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amphiprion leucokranos
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Amphiprion
Loài (species)A. leucokranos
Danh pháp hai phần
Amphiprion leucokranos
Allen, 1973

Amphiprion leucokranos là một loài cá hề thuộc chi Amphiprion trong họ Cá thia, nhiều khả năng là có nguồn gốc từ việc lai tạp giữa hai loài trong tự nhiên. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1973.

Tình trạng phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, A. leucokranos nhiều khả năng là một giống lai giữa hai loài cá hề khác, với cặp cá bố mẹ được cho là Amphiprion chrysopterusAmphiprion sandaracinos[1][2][3], trong đó A. chrysopterus, loài có kích thước lớn hơn luôn giữ vai trò là cá mẹ[4].

Bởi vì chỉ là một giống lai nên A. leucokranos thường không được xem là một loài hợp lệ đối với nhiều nhà khoa học[3][5]. Một số nhà khoa học khác vẫn công nhận tính hợp lệ của A. leucokranos, như Santini và Polacco vì họ đã nhìn thấy các cặp A. leucokranos sinh sản với nhau[4][6], tuy nhiên Gainsford và các đồng nghiệp lại cho biết, có nhiều trường hợp lai ngược dòng xảy ra giữa A. leucokranos với hai quần thể A. chrysopterusA. sandaracinos[2].

Amphiprion thiellei, một loài cũng được cho là có nguồn gốc lai tạp giữa A. chrysopterusA. sandaracinos. Nếu A. leucokranos được công nhận là một loài hợp lệ, thì A. thiellei sẽ là danh pháp đồng nghĩa của A. leucokranos[4].

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được ghép bởi hai tính từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: leuco (leukós, "trắng") và kranos (krános, "mũ, nón"), hàm ý đề cập đến vệt trắng đặc trưng ở trên trán của loài cá này[7].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

A. leucokranos được ghi nhận ở vùng biển phía tây bắc Papua New Guinea (bao gồm đảo ManusNew Britain) và quần đảo Solomon[8], là nơi mà phạm vi của hai loài A. chrysopterusA. sandaracinos chồng lấn lên nhau.

A. leucokranos sinh sống gần các rạn san hô viền bờ và trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 12 m. A. leucokranos sống cộng sinh với ba loài hải quỳ, là Heteractis crispa, Heteractis magnificaStichodactyla mertensii[9].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

A. leucokranos có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 12 cm[9]. A. leucokranosmàu cam đến màu nâu sáng với một vệt trắng hình giọt nước trên đỉnh đầu và một vệt trắng khác ở mỗi bên đầu. Những vệt trắng ở hai bên đầu có thể có hoặc không nối liền với vệt trắng ở đỉnh đầu[8].

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 18–19; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 13–14[9].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như những loài cá hề khác, A. leucokranos là một loài lưỡng tính tiền nam (cá cái trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá đực) nên cá đực thường có kích thước nhỏ hơn cá cái. Một con cá cái sẽ sống thành nhóm cùng với một con đực lớn (đảm nhận chức năng sinh sản) và nhiều con non nhỏ hơn. Trứng được cá đực lớn bảo vệ và chăm sóc đến khi chúng nở[9].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ He, Song; Planes, Serge; Sinclair-Taylor, Tane H.; Berumen, Michael L. (2018). “Diagnostic nuclear markers for hybrid Nemos in Kimbe Bay, PNG-Amphiprion chrysopterus x Amphiprion sandaracinos hybrids” (PDF). Marine Biodiversity. 49 (3): 1261–1269. doi:10.1007/s12526-018-0907-4. ISSN 1867-1616.
  2. ^ a b Gainsford, A.; van Herwerden, L.; Jones, G. P. (2015). “Hierarchical behaviour, habitat use and species size differences shape evolutionary outcomes of hybridization in a coral reef fish”. Journal of Evolutionary Biology. 28 (1): 205–222. doi:10.1111/jeb.12557.
  3. ^ a b Litsios, Glenn; Salamin, Nicolas (2014). “Hybridisation and diversification in the adaptive radiation of clownfishes”. BMC Evolutionary Biology. 14 (1). doi:10.1186/s12862-014-0245-5. ISSN 1471-2148. PMC 4264551. PMID 25433367.
  4. ^ a b c Tang, Kevin L.; Stiassny, Melanie L. J.; Mayden, Richard L.; DeSalle, Robert (2021). “Systematics of Damselfishes”. Ichthyology & Herpetology. 109 (1): 258–318. doi:10.1643/i2020105. ISSN 2766-1512.
  5. ^ Ollerton, Jeff; McCollin, Duncan; Fautin, Daphne G.; Allen, Gerald R. (2007). “Finding NEMO: nestedness engendered by mutualistic organization in anemonefish and their hosts”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 274 (1609): 591–598. doi:10.1098/rspb.2006.3758. ISSN 0962-8452. PMC 1766375. PMID 17476781.
  6. ^ Santini, Simona; Polacco, Giovanni (2006). “Finding Nemo: Molecular phylogeny and evolution of the unusual life style of anemonefish”. Gene. Evolutionary Genomics. 385: 19–27. doi:10.1016/j.gene.2006.03.028. ISSN 0378-1119.
  7. ^ Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series OVALENTARIA (Incertae sedis): Family POMACENTRIDAE”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.[liên kết hỏng]
  8. ^ a b Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2019.
  9. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Amphiprion leucokranos trên FishBase. Phiên bản tháng 2 năm 2021.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]