Chim nghệ đuôi trắng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chim nghệ đuôi trắng
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Aegithinidae
Chi (genus)Aegithina
Loài (species)A. nigrolutea
Danh pháp hai phần
Aegithina nigrolutea
(Marshall, 1876)
Danh pháp đồng nghĩa
Iora nigrolutea Marshall, 1876

Chim nghệ đuôi trắng (danh pháp hai phần: Aegithina nigrolutea) là một loài chim biết hót thuộc chi Aegithina, họ Chim nghệ[2], sống ở một số nơi tại tây bắc Ấn ĐộSri Lanka.

Phân bố và nhận dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Địa vị loài của loại chim này gây tranh cãi và chỉ đến gần đây mới được chính thức xác định đầy đủ[3][4]. Những đề xuất ban đầu cho rằng nó thuộc một biến thể có dị biệt của Aegithina tiphia[5].

Đặc trưng chẩn đoán của loài này là cánh và đuôi ngắn; rìa trắng rộng đến hàng lông vũ thứ ba, hội tụ lại ở đỉnh, đối lại với đỉnh đen hay chỉ trắng hẹp ở A. tiphia[4] cũng như mỏ nhỏ và ngắn hơn ở A. tiphia tại bất kỳ nơi nào ở Ấn Độ[3]. Giọng hót của chúng cũng khác[4]. Loài này được biết đến nhiều ở tây bắc Ấn Độ, tuy nhiên chỉ có rất ít mẫu chim đã kiểm chứng tồn tại ở miền nam nước này. Nó cũng có ở Sri Lanka.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ BirdLife International (2012). Aegithina nigrolutea. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Marshall G. F. L. Capt. 1876. A new Indian Iora. Stray Feathers IV. (1, 2 &3) tháng 1 năm 1876: 410-413
  3. ^ a b Wells D. R., E. C. Dickinson & R. W. R. J. Dekker. (2003) Systematic notes on Asian birds. 34. A preliminary review of the Aegithinidae. Zool. Verh. Leiden 344, 12-ix.2003: 7-15. ISBN 90-73239-88-5. toàn văn
  4. ^ a b c Rasmussen P. và J. Anderton (2005) Birds of South Asia. The Ripley Guide. Lynx Edicions và Viện Smithsonian.
  5. ^ Hall B. P., 1957. The taxonomic importance of variation in non-breeding plumage in Aegithina tiphia and A. nigrolutea. Ibis 99: 143-156.