Hoa Hạ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoa Hạ
Bức tranh của Mã Nguyên vẽ vào đời Tống
Phồn thể華夏
Giản thể华夏

Hoa Hạ (chữ Hán: 華夏; bính âm: huá xià) là một khái niệm dùng để chỉ những người cư dân là tổ tiên người Hán sống ở vùng Trung Nguyên tại lưu vực sông Hoàng Hà. Khái niệm Hoa Hạ thường được sử dụng để phân biệt với tứ di, là những bộ lạc sinh sống ngoài khu vực Trung Nguyên.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ vào ghi chép trong Tả truyện, nhà Hạ ở Trung Nguyên là một xứ đại diện cho 1 sự công bằng và chuẩn mực. Học sĩ Khổng Dĩnh Đạt (孔颖达) trong sách Xuân thu tả truyện chính nghĩa (春秋左傳正義) có giải thích: ["Trung Quốc hữu lễ nghi chi đại, cố xưng Hạ. Hữu phục chương chi mỹ, vị chi Hoa"; (Trung Quốc có lễ nghi to lớn, nên gọi Hạ. Có quần áo đẹp, cũng gọi Hoa); 中國有禮儀之大,故稱夏;有服章之美,謂之華][1].

Cũng có thể Hạ chỉ sông Hạ Thủy (tên khác của sông Hán Thủy) còn Hoa chỉ Hoa Sơn. Cả hai con sông và ngọn núi này đều có ý nghĩa lịch sử và văn hoá quan trọng thời cổ đại Trung Quốc.

Lịch sử phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Người Hoa Hạ có nguồn gốc từ lưu vực sông Hoàng Hà.

Từ triều đại nhà Chu, các dân tộc và bộ tộc không ngừng hợp lại, khu vực sinh sống cũng không ngừng được mở rộng, từ lưu vực Hoàng Hà mở rộng đến khu vực sông Hoài rồi sau đó bờ bắc sông Trường Giang giáp với tộc Bách Việt. Từ thời Chu, điển tịch đề cập xuất hiện các cụm từ như Hoa Hạ, hay Trung Quốc (中國), ám chỉ đến vùng đất, những người có văn minh trú ở trung tâm, có lễ giáo và khu biệt với các sắc dân man, di, nhung, địch ở bốn phía. Chiến quốc sách giải thích khái niệm Trung Quốc như sau: ["Trung Quốc, nơi bậc trí tuệ thông minh cư trú, nơi vạn vật tài nguyên hội tụ..."].

Ngày nay, nhiều học giả tại Trung Quốc vẫn gọi Hán tộc và những tộc thiểu số là dân tộc Hoa Hạ. Cả nước Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTrung Hoa Dân Quốc đều dùng 1 tên Trung Hoa để chỉ tên quốc gia và dân tộc mình. Chữ Hoa cũng thường được dùng trong người Hoa, Hoa kiều. Lịch Trung Quốc cũng được biết đến với tên gọi Hạ lịch.

Ảnh hưởng xung quanh[sửa | sửa mã nguồn]

Quan niệm về Hoa Hạ ảnh hưởng đến các quốc gia Việt NamNhật Bản trong thời gian rất dài do sự ảnh hưởng của thuyết nho giáo Phương Đông và sự du nhập của đạo Khổng. Học giả người Nhật là Asami Keisai từng luận về Trung Quốc, có viết: ["Nước tôi (chỉ Nhật Bản) biết đạo Xuân Thu thì nước tôi là chủ thể. Nếu coi nước tôi là chủ thể, thì thiên hạ đại nhất thống là đứng ở gốc độ của nước tôi nhìn sang nước khác (ám chỉ Trung Quốc), đó cũng chính là tôn chỉ của Khổng Tử.... Khổng Tử mà sinh ra ở Nhật Bản thì sẽ từ Nhật Bản mà luận ra tôn chỉ Xuân Thu. Hiểu như vậy mới đúng là người biết học sách Xuân Thu"]

Các sách sử Việt Nam cũng rất nhiều lần đề cập đến lịch sử Trung Quốc, như Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1104 từng có đoạn: ["Trước đây, Lý Giác trốn sang Chiêm Thành, nói tình hình hư thực của Trung Quốc (tức Đại Việt)"][2]. Hoặc vào tháng 8 năm 1427, sau khi đuổi người Minh về, Lê Thái Tổ ban dụ cho cả nước, có viết: ["Giặc còn ở Trung Quốc, dân chúng còn chưa yên, các ngươi liệu có yên không? Trước kia, họ Hồ vô đạo, giặc thừa dịp ấy mà cướp nước ta"][3].

Đỉnh điểm chứng minh cho chủ nghĩa Nho Giáo được tôn sùng ở Việt Nam, là bài ["Biện di luận"] của Lý Văn Phức:

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Liu, Xuediao [劉學銚] (2005). 中國文化史講稿 (bằng tiếng Trung). Taipei: 知書房出版集團. tr. 9. ISBN 978-986-7640-65-9.
  2. ^ Nguyên văn: 初李𮗓亡占城言中國虚實.
  3. ^ Nguyên văn: 八月諭天下曰: 賊在中國, 民猶未定, 於汝安乎? 昔胡氏無道, 賊因此而奪我國家.