Bước tới nội dung

Thành viên:Khangdora2809/nháp/LGBT ở Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

LGBT ở Việt Nam bao gồm những người đồng tính luyến ái, song tính luyến ái và người chuyển giới sinh sống tại Việt Nam. Cụm từ LGBT là viết tắt của những chữ cái đầu Lesbian, Gay, Bisexual,Transgender/transsexual people.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Từ trước thế kỷ 20, các hành vi đồng tính chưa từng bất hợp pháp trong lịch sử Việt Nam. Việc mặc quần áo khác giới cũng đã được ghi nhận trong văn hóa Việt Nam. Đàn ông ăn mặc và cư xử như phụ nữ được xem là điều cấm kỵ. Ở nông thôn, họ xem việc nam giới ăn mặc như phụ nữ là các thầy phù thủy hay được gọi là "đồng cô" ở miền Bắc và "bóng cái" ở miền Nam. Do chưa tiếp xúc được cái gọi xu hướng tính dục nên họ xem những người này có khả năng giao tiếp với các thế lực tâm linh. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1351 đã có một người con gái ở Nghệ An biến thành con trai vào mùa thu. Trong giai đoạn thuộc Nhà Hậu Lê, Quốc triều hình luật đã quy định việc dân đinh tự thiến mình sẽ bị lưu đày; người thiến hộ, chứa chấp hoặc không tố cáo sẽ bị xử phạt; người tố cáo thì được trọng thưởng. Cuối Nhà Hậu Lê, Hồng Đức thiện chính thư đã ghi chép lại hai người phụ nữ đồng tính yêu nhau. Theo sử sách ghi chép lại, vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà NguyễnKhải Định được cho là "bất lực", "không gần gũi đàn bà" và nuôi "Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ. Ban đêm ông ôm Vọng mà ngủ". Đến năm 1932, thuật ngữ "đồng tính luyến ái" đã xuất hiện trong Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh với nghĩa "con trai yêu con trai, con gái yêu con gái", trong khi đó "đồng tính" được định nghĩa là "tínhloại giống nhau, như con trai với con trai, con gái với con gái".

Đến giai đoạn Pháp thuộc, một quân lính người Pháp tên Jacobus X. đã miêu tả các hoạt động đồng tính tại Việt Nam. Ông này cho rằng, đồng tính luyến ái là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa và dấu hiệu suy đồi này sẽ dần dần biến mất do ảnh hưởng của Pháp. Còn đối với người Pháp nếu có hành động đồng tính cũng là do để tránh gái mại dâm bị bệnh giang mai. Tuy nhiên, ông cũng miêu tả việc mại dâm nam giữa các khách hàng là người Pháp hoặc người Trung Quốc với các bé trai từ 7 đến 15 tuổi. Người bán dâm thường làm tình bằng miệng cho khách. Tình dục hậu môn lúc này ít xảy ra hơn do kích cỡ dương vật của người phương Tây quá lớn so với hậu môn của những người bán dâm. Tuy nhiên, đồng tính nữ lại có thể được tìm thấy ở mọi tầng lớp xã hội trong giai đoạn này. Hôn nhân đồng tính nữ cũng không phải hiếm gặp ở Sài Gòn và được chấp nhận bởi một xã hội khi họ xem những cặp đôi này như "bạn bè". Năm 1960, đã ghi nhận tổng cộng 18 quán bar dành cho đồng tính nam và 3 quán bar dành cho đồng tính nữ ở Sài Gòn. Đối với lính Hoa Kỳ, các hành vi này không được phép vì khi bị nghi ngờ là đồng tính thì sẽ bị đuổi ngay. Thuật ngữ "đồng tính luyến ái" được sử dụng rộng rãi hơn trong thập niên 1950–thập niên 1960 khi tâm lý họctình dục học phương Tây được giới thiệu trong các hướng dẫn về giáo dục giới tính hay vệ sinh.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam thống nhất, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 của chính phủ cũng đã không ghi nhận về vấn đề hôn nhân hay chung sống giữa những người cùng giới tính. Tương tự việc chuyển đổi giới tính, xác định lại giới tính hay các vấn đề có liên quan cũng không được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự 1995. Đến năm 1997, một đám cưới đồng tính công khai đầu tiên giữa hai nam giới ở Việt Nam được diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên sau đó, cặp đôi này được cho là dư luận không ủng hộ. Tuy nhiên, cũng không có điều luật nào để họ xử phạt cặp đôi này. Tháng 3 năm 1998, một đám cưới đồng tính nữ công khai đầu tiên được diễn ra ở Việt Nam tại Vĩnh Long. Lúc này, chính quyền địa phương cũng không biết phải phản ứng như thế nào trước tình huống này. Hai tháng sau đó, quan chức chính phủ đã can thiệp và bắt hai người phụ nữ ký cam kết không chung sống cùng nhau. Tháng 6 năm 1998, Quốc hội Việt Nam thông qua đạo luật cấm kết hôn cùng giới.

Năm 2000, Luật Hôn nhân và Gia đình mới được thông qua thay thế cho Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 đã quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và vi phạm sẽ bị xử phạt 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm nào, tác giả Bùi Anh Tấn đã cho ra mắt quyển tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà, cuốn tiểu thuyết đầu tiên về người đồng tính. Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâmma túy, nhưng Chính phủ chưa có chính sách nào về quan hệ đồng tính. Trong Bộ luật Dân sự 2005, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2006 đến 31 tháng 12 năm 2016, lần đầu tiên cá nhân có quyền được xác định lại giới tính, trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Ngoài hai trường hợp này, cá nhân không có quyền yêu cầu xác định lại giới tính.

Pháp luật[sửa | sửa mã nguồn]

Người đồng tính, song tính[sửa | sửa mã nguồn]

Người chuyển giới[sửa | sửa mã nguồn]

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Thái độ[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thông[sửa | sửa mã nguồn]

Đời sống[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức và các hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Công khai xu hướng[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiếp ảnh và hội họa[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]